Tạm hoãn xuất cảnh với người bị thanh tra, kiểm tra
Thứ Hai, 15/07/2019 14:14
(Tin tức thời sự) - Người bị thanh tra, kiểm tra, có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh
Sáng ngày 15/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung khác nhau của dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Không hạn chế quyền nhập cảnh của công dân trong bất kì trường hợp nào
Tại phiên họp, một số ý kiến đề nghị bổ sung điều kiện nhập cảnh để bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với từng loại đối tượng.
![]() |
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ tại buổi họp. Ảnh: Quốc hội |
Trong đó, có ý kiến đề nghị bổ sung điều kiện nhập cảnh là người không có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, an toàn sinh học, không mang bệnh, mầm bệnh liên quan tới sức khỏe cộng đồng, không bị tạm hoãn xuất cảnh; người mất năng lực hành vi dân sự và người chưa đủ 14 tuổi phải có người đại diện hợp pháp đi cùng; đồng thời, tham khảo các điều ước quốc tế có liên quan, các hành vi bị nghiêm cấm để bổ sung vào điều kiện nhập cảnh.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị không bổ sung điều kiện nhập cảnh, vì đã xuất cảnh thì phải được nhập cảnh theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966.
Về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt nêu rõ, công dân Việt Nam khi xuất cảnh ra nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài luôn được tạo điều kiện thuận lợi để nhập cảnh về nước và không bị hạn chế bất kỳ trường hợp nào là phù hợp với chủ trương của Đảng, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đều đã khẳng định quyền trở về nước của công dân không bị hạn chế.
Trường hợp công dân Việt Nam khi ra nước ngoài có hành vi xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến quốc phòng, an ninh quốc gia, vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật khi công dân nhập cảnh về Việt Nam.
Đối với trường hợp công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự khi nhập cảnh, nếu không có người đại diện hợp pháp đi cùng thì không thể không cho họ nhập cảnh nhằm bảo vệ công dân Việt Nam và thực tế tại các cửa khẩu, lực lượng chức năng đã phải giải quyết cho nhiều trường hợp như vậy nhập cảnh Việt Nam.
Do đó, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị không hạn chế quyền nhập cảnh của công dân trong bất kỳ trường hợp nào.
Quy định chặt chẽ về các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh
Về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhấn mạnh, đây là nội dung có liên quan trực tiếp đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân, liên quan đến quốc phòng, an ninh, sức khỏe cộng đồng, là nội dung quan trọng của dự thảo Luật.
Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã tiến hành rà soát, đối chiếu với các quy định của pháp luật có liên quan và đề nghị thiết kế lại điều luật này cho rõ ràng hơn, thống nhất trong hệ thống pháp luật, có viện dẫn mà không sao chép; thu hẹp diện các đối tượng bị tạm hoãn tại khoản 4 và khoản 5 cho sát hợp với thực tiễn; quy định chặt chẽ hơn các trường hợp bị tạm hoãn để tránh việc lạm dụng, lợi dụng làm ảnh hưởng đến quyền công dân…
Căn cứ vào tình hình thực tiễn, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị bổ sung tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp: “Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn” và “người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án”.
Bổ sung quy định cụ thể hơn: “Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh và chữa bệnh”.
Quy định các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh cũng là nội dung được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quan tâm thảo luận với yêu cầu rà soát kỹ càng để vừa đảm bảo chặt chẽ phục vụ quản lý nhưng cũng tránh xâm phạm đến quyền của công dân, tránh quy định chung chung làm tăng diện hoãn xuất cảnh.
Bày tỏ sự nhất trí cao với cơ quan thẩm tra, Thứ trưởng Bộ Công an (cơ quan chủ trì soạn thảo) Lê Quý Vương cũng cho biết sẽ rà soát kỹ để quy định hết sức chặt chẽ về các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh.
"Đây là vấn đề rất khó", ông Vương nói.
Thái An
-
Vì sao nguyên GĐ Sở Y tế bị cấm xuất cảnh?
Chủ Nhật, 09/04/2017 16:10
-
Cấm xuất cảnh nguyên Giám đốc Sở: CA làm rõ 2 việc
Thứ Năm, 13/04/2017 08:07
-
Hai cựu Bộ trưởng chính thức hầu tòa
Thứ Hai, 16/12/2019 09:37
-
Nguyên nhân nguyên Phó giám đốc tử vong dưới ao
Thứ Hai, 16/12/2019 07:42
-
Phân trần biệt thự trên đất nông nghiệp của con tướng Rơi
Thứ Hai, 16/12/2019 07:38
-
Thí điểm xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch: Hiểu cho đúng
Thứ Hai, 16/12/2019 07:24
-
Lo 'mất cán bộ': Đáng mừng hay đáng lo?
Thứ Hai, 16/12/2019 07:23
-
Tổng thống Erdogan trực tiếp cảnh báo Mỹ
Thứ Hai, 16/12/2019 10:15
-
Bảo vệ cởi trần, đấm một phụ nữ tại Trung tâm Artemis
Thứ Hai, 16/12/2019 10:14
-
Ụ nổi cũ nát của Nga bị chìm tại Crimea
Thứ Hai, 16/12/2019 07:19
-
Cha ép con 8 tuổi uống rượu: 'Vì muốn vợ quay về'
Thứ Hai, 16/12/2019 07:32
-
Bộ trưởng Thổ: Ankara mua S-400 là do Mỹ
Thứ Hai, 16/12/2019 07:30
-
Israel đánh nhầm mô hình hệ thống phòng không Syria
Chủ Nhật, 15/12/2019 12:52
-
Mỹ-Trung đạt thỏa thuận: Sự bình thản của Trung Quốc
Thứ Bảy, 14/12/2019 10:15
-
Đồng tiền bán vũ khí che mờ mắt Nga?
Thứ Bảy, 14/12/2019 10:55
-
Xuất khẩu vũ khí: Mỹ vững ngôi vô địch, Nga về nhì
Chủ Nhật, 15/12/2019 07:28
-
Phó Chủ nhiệm UBKT không có bằng THPT: 'Tôi học giỏi'
Chủ Nhật, 15/12/2019 13:56
Bình luận
Xem thêm