Nga đã sẵn sàng giương ô bảo vệ Armenia?
Thứ Hai, 02/11/2020 07:45
(Bình luận quân sự) - Bộ Ngoại giao Nga mới đây đã phúc đáp yêu cầu hỗ trợ của Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan trong lĩnh vực an ninh là Moscow “rất sẵn sàng”.
Armenia đề nghị Nga tham vấn về hỗ trợ an ninh
Giao tranh trong khu vực nước Cộng hòa tự xưng Nagorno-Karabakh (NKR) tự xưng đã bắt đầu diễn ra vào hồi tháng 7 và sau đó bùng phát dữ dội vào ngày 27 tháng 9. Chính quyền Baku và Erevan đổ lỗi cho nhau đã gây ra leo thang xung đột và không bên nào chịu nhân nhượng.
Sau đó, Yerevan và Baku quyết định ban bố chế độ ngừng bắn từ nửa đêm ngày 18 tháng 10 (03h00 ngày 18 tháng 10 theo giờ Hà Nội), với sự bảo trợ của Nhóm Minsk OSCE, đặc biệt trong đó là vai trò của Nga. Tuy nhiên từ đó đến nay, tiếng súng vẫn chưa tắt ở khu vực này.
Vừa qua, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã chính thức đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin tổ chức các cuộc “tham vấn lập tức” về “thể loại và số lượng hỗ trợ” mà Nga có thể cung cấp cho nước Cộng hòa này trên cơ sở Hiệp ước về Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ ngày 29 tháng 8 năm 1997.
Cụ thể trong lá thư của Thủ tướng Armenia gửi đến Tổng thống Nga có nói đến “bối cảnh có quốc gia điều bọn khủng bố nước ngoài có vũ trang từ Trung Đông tới và hoạt động tham gia của chúng trong chiến sự chống vùng lãnh thổ li khai Nagorno-Karabakh”.
Thủ tướng Armenia cũng nhấn mạnh rằng, Nga là đối tác bảo đảm cho an ninh và ổn định, Moscow hiện đang đóng vai trò then chốt trong việc duy trì lệnh ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh. Do đó, việc đưa lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga vào vùng lãnh thổ này có thể là giải pháp tối ưu cho cuộc xung đột.
“Tôi ủng hộ việc đưa lực lượng gìn giữ hòa bình Nga vào khu vực xung đột. Nhưng vấn đề là ở chỗ việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình từ Liên bang Nga phải được sự chấp thuận của tất cả các bên tham gia xung đột” - Pashinyan nói trong cuộc phỏng vấn ngày 30/10 với báo The Daily Telegraph.
Trước đó, ông Pashinyan đã đề nghị thảo luận trong Nhóm OSCE Minsk (gồm Nga, Mỹ, Pháp) về khả năng đưa lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga vào Karabakh. Đồng thời, Thủ tướng Armenia kêu gọi châu Âu nỗ lực tác động hơn nữa để Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt hỗ trợ Azerbaijan.
Còn chính quyền Moscow cũng nhấn mạnh rằng, việc cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới khu vực xung đột Karabakh là điều có thể xảy ra, nhưng nó chỉ có thể được thực hiện được khi có sự đồng ý của cả hai phía Armenia và Azerbaijan, nhưng điều này là rất khó bởi có sự hiện diện của bên thứ ba vào vấn để này.
![]() |
Xe tăng Quân đội Nga và Armenia trong một cuộc tập trận chung |
Niềm tin đặt trọn vào Nga?
Được biết, đây không phải lần đầu Armenia đề cập đến việc Nga sẽ bảo trợ cho nước này. Trước đó, vào hôm 05/10, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã tuyên bố, do bùng phát xung đột ở Nagorno-Karabakh ngày càng trầm trọng, hiện đang nảy sinh nguy cơ đe dọa sự tồn vong của nhân dân Armenia.
Thủ tướng Armenia bày tỏ sự tin tưởng rằng, trong bối cảnh những nỗ lực ngoại giao của cộng đồng quốc tế không có hiệu quả, trong trường hợp cần thiết Nga sẽ sử dụng lực lượng vũ trang của mình hỗ trợ đảm bảo an ninh cho Armenia, theo quy định trong thỏa thuận giữa hai nước.
Theo người đứng đầu chính phủ Armenia, Căn cứ quân sự số 102 của Nga nằm ở Armenia, hai nước có hệ thống phòng không thống nhất. Hiệp ước về hệ thống này xác định rất rõ ràng những trường hợp nào lực lượng vũ trang đó có thể được sử dụng để đảm bảo) an ninh cho Armenia.
Thủ tướng Armenia cho biết trong cuộc phỏng vấn với báo Bild của Đức rằng, Nga và Armenia cùng nằm trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (viết tắt là ODKB hoặc CSTO), trong Hiệp ước của tổ chức này cũng có điều khoản về hỗ trợ an ninh cho các thành viên.
Nhà lãnh đạo Armenia tin tưởng chắc chắn rằng Nga sẽ thực hiện những cam kết của mình theo thỏa thuận nếu xảy ra những trường hợp như vậy. Và dường như đáp lại niềm tin của giới lãnh đạo Erevan, lần này chính quyền Moscow đã đưa ra những tín hiệu rõ ràng hơn.
Trong phúc đáp của mình, Bộ Ngoại giao Liên bang Nga hôm 01/11 tuyên bố, chính quyền Moscow sẽ dành cho Yerevan mọi sự trợ giúp cần thiết nếu các trận chiến lan đến lãnh thổ đất nước đồng minh Armenia.
Cơ quan ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng, lập trường của Moscow phù hợp với các quy định của Hiệp ước này. Trong đó, “hàng loạt điều khoản của Hiệp ước nêu rõ hành động cụ thể trong trường hợp có đe dọa tấn công vũ trang hoặc hành động xâm lược lãnh thổ của nhau” - Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố.
Ngoài ra, các nhà ngoại giao Nga cũng kêu gọi tất cả các bên trong cuộc xung đột ở Karabakh hãy ngừng bắn và trở lại đàm phán, vũ lực không phải là biện pháp giải quyết xung đột này.
Toàn Thắng
-
Xung đột Nagorno-Karabakh: Armenia nói về ‘phát xít mới’
Thứ Sáu, 16/10/2020 16:17
-
Ngừng bắn Nagorno-Karabakh: Azerbaijan bắn hạ Su-25 Armenia
Thứ Hai, 19/10/2020 07:21
-
Đàn 'Gà so sám' Mỹ nguy hiểm hơn nhiều 'Tia chớp' Nga
Chủ Nhật, 07/03/2021 07:18
-
Mỹ sẽ làm vũ khí nhanh hơn Zircon để đua với Nga
Thứ Bảy, 06/03/2021 13:42
-
Báo Nga: Ấn Độ lo Trung Quốc hiểu rõ về S-400
Thứ Bảy, 06/03/2021 19:01
-
Nga nói thật nguyên nhân lùi thời điểm trang bị tăng Armata
Thứ Bảy, 06/03/2021 17:20
-
Mỹ chưa có lời giải cho vũ khí laser đánh chặn
Thứ Bảy, 06/03/2021 15:39
-
Bước đi mới của Ukraine ngăn Trung Quốc thâu tóm Motor Sich
Chủ Nhật, 07/03/2021 07:03
-
Chim xinh đẹp đổ máu, đánh nhau vì điều bất ngờ
Chủ Nhật, 07/03/2021 07:19
-
Báo Nga: Ấn Độ lo Trung Quốc hiểu rõ về S-400
Thứ Bảy, 06/03/2021 19:01
-
Chia tay, chồng đòi vợ trả tiền ăn, học: Khó chấp nhận!
Thứ Bảy, 06/03/2021 14:42
-
Nga nói thật nguyên nhân lùi thời điểm trang bị tăng Armata
Thứ Bảy, 06/03/2021 17:20
-
Ankara tuyên bố giúp Kiev nếu xung đột trên biển với Nga
Thứ Sáu, 05/03/2021 07:44
-
EU xem xét cấp phép nhưng vẫn từ chối Sputnik V?
Thứ Sáu, 05/03/2021 07:33
-
Nord Stream-2: Lời khuyên ông Biden không nên lịch sự với Đức
Thứ Sáu, 05/03/2021 13:34
-
SN10 nổ tung sau thử nghiệm, SpaceX tuyên bố thành công
Thứ Bảy, 06/03/2021 07:45
-
Mỹ quyết trừng phạt Nga: Tái diễn Chiến tranh Lạnh?
Thứ Sáu, 05/03/2021 07:33
Bình luận
Xem thêm