3 nguy cơ và tương lai của Châu Á-Thái Bình Dương
Chủ Nhật, 16/06/2019 18:56
(Quan hệ quốc tế) - Giới chuyên gia quốc tế cho rằng, châu Á-Thái Bình Dương đang đứng trước 3 nguy cơ lớn, có thể gây ra những bất ổn trong tương lai gần.
Khu vực Thái Bình Dương vào năm 2019 tiếp tục đóng một vai trò quan trọng khi môi trường kinh doanh và chính trị toàn cầu đang thay đổi và vẫn là khu vực chính tiềm ẩn sự căng thẳng và bất ổn. Các chuyên gia tại Diễn đàn Primakov của Nga đã thảo luận về những vấn đề này và chia sẻ ý kiến của mình với hãng thông tấn Nga Sputnik.
Theo các chuyên gia, những vấn đề chính tiềm tàng ở châu Á-Thái Bình Dương bao gồm: Rủi ro leo thang Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang gia tăng; những vấn đề trong quan hệ giữa Mỹ và đồng minh chủ chốt ở châu Á, cùng với việc dường như Triều Tiên không có ý định “chia tay với vũ khí hạt nhân”.
Vấn đề ý thức hệ trong Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ
Dựa trên chiến lược an ninh quốc gia của mình, Washington thực sự cáo buộc Bắc Kinh cố gắng phá hủy trật tự thế giới đã thiết lập. Cuộc xung đột sau đó xảy ra dưới hình thức một cuộc “Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ”.
Một số quốc gia khác trong khu vực Thái Bình Dương, cố gắng để không bị kéo vào mối mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc, cân bằng chiến thuật và hiện thực hóa lợi ích của họ thông qua hợp tác với cả hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Hơn nữa, họ còn có ý định hưởng lợi từ cả sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc và khái niệm mới của người Mỹ về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
Theo nhận định của ông Yang Cheng - giáo sư tại Viện nghiên cứu quốc tế Thượng Hải, khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế thứ hai trên thế giới, rõ ràng họ không thể tránh khỏi một cuộc xung đột thương mại với Hoa Kỳ. Sự kiện tương tự là cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Nhật Bản, nổ ra vào cuối những năm 1970 vì cuộc “đổ bộ hàng hóa” của Nhật Bản.
![]() |
Châu Á-Thái Bình Dương đang đứng trước những nguy cơ lớn cả về kinh tế lẫn quân sự |
Tuy nhiên, cuộc xung đột hiện tại không chỉ giới hạn trong thương mại. Đây còn là câu hỏi về ý thức hệ, vấn đề về sự thống trị, về cách thức tiếp cận các quy tắc thương mại thế giới. Theo giáo sư Yang Cheng, cả hai nước có mâu thuẫn nghiêm trọng về những vấn đề này.
Mới đây, công ty Sharp đã tuyên bố ý định chuyển sản xuất máy tính từ Trung Quốc sang Việt Nam để cung cấp cho Hoa Kỳ. Khả năng di chuyển việc sản xuất thiết bị văn phòng đa năng từ Trung Quốc sang Thái Lan cũng đang được xem xét. Trong khi đó, Trung Quốc khẳng định sẽ không từ bỏ vị thế của mình trong cuộc chiến thương mại.
Với Mỹ, đồng minh Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ
Một vấn đề nổi cộm khác đến từ quan hệ của Mỹ với các đồng minh chủ chốt ở châu Á, đặc biệt là Nhật Bản. Và thật đáng ngạc nhiên là mâu thuẫn giữa hai đồng minh lớn nhất của nhau cũng có tính chất tương tự như xung đột thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc.
Các cuộc đàm phán thương mại song phương giữa Tokyo với Washington bắt đầu từ tháng 1 và kéo dài tận cho đến hiện nay, có ý nghĩa quyết định đối với mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật Bản năm 2018 lên tới gần 57 tỷ USD, nhưng nó cũng chỉ bằng hơn 1/7 thâm hụt thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc (419 tỷ USD).
Trong chuyến thăm Tokyo hồi tháng 5, ông Trump cho biết Hoa Kỳ hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận thương mại song phương với Nhật Bản vào tháng 8. Theo nhà lãnh đạo Mỹ, thỏa thuận này sẽ có tác động tích cực đến cán cân xuất-nhập khẩu của hai nước.
Hiện nay, Mỹ và Nhật Bản không có hiệp định thương mại tự do song phương. Để ngăn chặn mối quan hệ xấu đi với đồng minh, cũng như điều kiện làm việc của các công ty Nhật ở Mỹ, chính quyền Tokyo có khả năng nhượng bộ để giảm thâm hụt cán cân, bao gồm tăng mua vũ khí và thiết bị quân sự của Mỹ, theo các chương trình đã được Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố (Yêu cầu ngân sách liên quan đến quốc phòng cho năm tài chính 2019 - Defence Related Budget Request for FY 2019).
-
'Iskander Triều Tiên' sẽ trở thành cơn ác mộng của Mỹ?
Thứ Ba, 07/05/2019 07:17
-
Nguy cơ chiến tranh Mỹ-Iran: Kết thúc bằng kịch bản ‘Triều Tiên-2’?
Thứ Tư, 29/05/2019 07:15
-
Phá trừng phạt Mỹ, Trung Quốc bước đi ráo riết ở SCO
Chủ Nhật, 16/06/2019 06:38
-
Ông Putin: Thương chiến Trung-Mỹ là ‘Cuộc chiến không luật lệ’
Chủ Nhật, 16/06/2019 07:33
-
Boris Johnson chiến thắng, quan hệ Nga-Anh nhạt nhẽo
Thứ Bảy, 14/12/2019 07:20
-
Libya rực lửa: LNA chiếm nam Tripoli, GNA phủ nhận
Thứ Bảy, 14/12/2019 08:03
-
Hai trận quyết chiến năng lượng của Nga trong tháng 12/2019
Thứ Bảy, 14/12/2019 07:15
-
Đảng Bảo thủ Anh dẫn trước, ông Johnson giành cơ hội lớn
Thứ Sáu, 13/12/2019 15:43
-
Để Israel không kích Iran: Độc chiêu của Moscow
Thứ Sáu, 13/12/2019 16:49
-
Đấu giá biển xe số đẹp: Dành 30-50% cho CSGT
Thứ Bảy, 14/12/2019 07:16
-
Khởi tố vụ án ma túy trôi dạt biển: Cần thiết
Thứ Bảy, 14/12/2019 07:15
-
Video Nga dùng bom nhiệt áp hạng nặng tấn công phiến quân
Thứ Bảy, 14/12/2019 07:30
-
Văn Hậu được Heereveen vinh danh: Sau đó là...
Thứ Bảy, 14/12/2019 07:19
-
Nghi UBND huyện tiếp tay cho Alibaba: 'Buộc phải đồng ý vì...'
Thứ Bảy, 14/12/2019 07:31
-
EU đổ lỗi Liên Xô gây Thế chiến: Ông Putin nói thẳng
Thứ Năm, 12/12/2019 18:25
-
Thổ dọa đóng cả eo biển Bosphorus với tàu chiến Mỹ
Thứ Năm, 12/12/2019 10:21
-
Chánh án huyện 'mây mưa' với nữ kế toán lên tiếng nóng
Thứ Năm, 12/12/2019 13:32
-
Chuyện gì đang xảy ra ở Colombia?
Thứ Năm, 12/12/2019 13:51
-
Trung Quốc có 'choáng' với thiết kế động cơ Izdeliye 30?
Thứ Sáu, 13/12/2019 07:51
Bình luận
Xem thêm