Thu tiền đánh trống vì sợ con bẩn tay: Sai chồng sai?
Thứ Sáu, 25/09/2020 08:20
(Giáo dục) - Nhiều phụ huynh đang có tư tưởng bao bọc con thái quá mà quên đi mất ngoài việc học tập thì ở trường học sinh còn được rèn luyện đạo đức.
Lãnh đạo Trường THCS Lê Quý Đôn (xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang, Gia Lai) từ đầu năm học 2020 - 2021 đã thực hiện thu tiền trực đánh trống và vệ sinh mỗi học sinh 150.000 đồng.
Theo lý giải Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đông thì khoản tiền trên dựa trên đề xuất của phụ huynh vì họ cho rằng, chỉ có 2 đứa con, không muốn con em mình phải bẩn tay, bẩn chân, đến trường chỉ lo việc học thôi!
Ngày 24/9/2020, khi biết được câu chuyện trên trên, chuyên gia tâm lý giáo dục TS Nguyễn Thị Hiền - Viện Nghiên cứu tâm lý, sức khỏe vị thành niên đã phải thốt lên rằng: "Cha mẹ đang bao bọc con mình thái quá!".
Bà Hiền cho biết, việc bao bọc trẻ thái quá của phụ huynh không chỉ biểu hiện ở việc bỏ tiền thuê người đánh trống như tại trường THCS Lê Quý Đôn mà còn xuất hiện ở cả việc luôn quy trách nhiệm, lỗi thuộc về giáo viên, nhà trường khi học sinh bị điều gì đó bất lợi.
![]() |
Trường THCS Lê Quý Đôn (xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) - Ảnh: TTO. |
Hay như học sinh đi học quân sự nhưng phụ huynh nằng nặc đòi lắp thêm điều hòa, quạt mát cho các em. Như thế, mục tiêu rèn luyện trong các buổi học quân sự sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn nữa.
"Việc học sinh bị cô giáo phạt đứng ở góc lớp, dọn dẹp vệ sinh, hay học sinh bị véo tai... cũng bị phụ huynh phản ứng. Trước sức ép của dư luận, nhà trường buộc phải có kỷ luật với giáo viên liên quan mà quên đi mất cần phải nhìn sự việc một cách khách quan, nhiều phía.
Đôi khi cũng có những sự vụ lỗi phần lớn thuộc về học sinh. Khi các em sai phạm thì việc phải chịu những hình thức kỷ luật là đương nhiên. Còn hình thức kỷ luật như nào, ngoài những quy định chung thì mỗi giáo viên lại có những phương pháp khác nhau để phù hợp với bản tính và mức độ vi phạm của từng em" - bà Hiền cho hay.
Vị chuyên gia này nhớ lại quãng thời gian trước đây khi bản thân ngồi trên ghế trường tiểu học, THCS thì ngoài mục tiêu được học về mặt kiến thức thì các giáo viên còn rèn cho học sinh phát triển đạo đức, trách nhiệm tập thể.
"Những buổi lao động chung ở trường hay từng lớp luôn phiên phân công học sinh đến các lớp kiểm tra tiết ôn lại bài cũ mỗi buổi học... đã giúp cho học sinh hình thành được tinh thần trách nhiệm trong nhiệm vụ được giao. Ai không thực hiện tốt thì sẽ bị nhắc nhở, chịu những mức phạt khác nhau" - bà Hiền kể.
Vị chuyên gia cho rằng, chính những điều đó sẽ khiến cho các em học sinh có thêm được vốn sống, rèn luyện ý thức bản thân ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường lại đang bỏ đi những hoạt động đó mà thay vào đó là việc bỏ tiền thuê người khác làm. "Điều đó sẽ khiến các trẻ hình thành lên tâm lý "có tiền sẽ giải quyết tất cả". Từ đó, khiến cái tôi của mỗi học sinh được đẩy lên quá cao, cho rằng khi ở trường thì mình mới là người "làm chủ" và giáo viên là những người "làm thuê".
Có một điều khiến bà Hiền băn khoăn là ngày càng nhiều vụ trẻ em tìm đến cái chết chỉ vì bố mẹ hay giáo viên phản ứng ngược lại với hành động mà các em đã thực hiện.
"Điều này cũng xuất phát từ việc các em được bao bọc thái quá, khi đó các em thiếu đi bản năng sinh tồn, không có đủ bản lĩnh để vượt qua những sức ép, coi bản thân lúc nào cũng là nhất nên sẽ hình thành tâm lý độc đoán" - bà Hiền phân tích.
Lấy ví dụ: một bạn nhỏ bố mẹ sợ hăng nên không cho con ăn hành từ nhỏ, đến lớn cũng không ăn hành. Rõ ràng với các món ăn nhiều hành, bạn ấy không cảm nhận được sự ngon miệng.
Với một sinh vật bất kì, càng sống tốt ở nhiều môi trường, người ta gọi là sinh vật rộng sinh cảnh, thì khả năng sinh tồn càng tốt và sức chiến đấu càng mãnh liệt. Với sinh vật mà chỉ sống được ở một môi trường hạn hẹp thì khi rời khỏi môi trường đó, sinh vật sẽ chết hoặc thoi thóp.
"Việc các bậc phụ huynh yêu thương và muốn bảo bọc con cái của mình là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng cách thức nuôi dạy của phụ huynh là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ.
Chính vì thế, nếu chúng ta can thiệp quá sâu vào tiến trình phát triển tự nhiên của trẻ bằng việc bảo bọc quá mức thì có thể đưa đến những kết quả không như chúng ta mong đợi.
Nếu các bậc cha mẹ bảo bọc quá mức, không để trẻ có tính tự chủ, khám phá, trẻ có thể trở nên phụ thuộc, không có trách nhiệm, và cũng có thể ảnh hưởng đến lòng tự tôn cũng như những khả năng ra quyết định, các mối quan hệ xã hội về sau" - bà Hiền bày tỏ.
Ngọc Khánh
-
Học sinh dùng điện thoại trong giờ học: Trông chờ tự giác?
Thứ Hai, 21/09/2020 07:31
-
Học sinh tiểu học được hướng nghiệp: Sự thật là...
Thứ Ba, 22/09/2020 07:42
-
Thu tiền đánh trống, vệ sinh 150.000 đồng/em: 'Sợ con bẩn tay'
Thứ Tư, 23/09/2020 07:53
-
Xe biển xanh lấn làn đường ngược chiều: Giải thích nóng
Thứ Bảy, 27/02/2021 08:11
-
Cán bộ pháp lý vào nhà nghỉ với vợ người: 'Chỉ...chung phòng'
Thứ Bảy, 27/02/2021 11:10
-
Vợ khai báo chồng từ ổ dịch về: Đáng khen
Thứ Bảy, 27/02/2021 08:12
-
Bước tiến lớn của quy hoạch phân khu sông Hồng
Thứ Bảy, 27/02/2021 07:38
-
Xử nghiêm karaoke tra tấn người dân: Khó chuyện đo tiếng ồn
Thứ Bảy, 27/02/2021 07:57
-
Cán bộ pháp lý vào nhà nghỉ với vợ người: 'Chỉ...chung phòng'
Thứ Bảy, 27/02/2021 11:10
-
59 triệu rơi trên quốc lộ: 30 giây hôi hết
Thứ Bảy, 27/02/2021 09:50
-
Mỹ không kích Syria: Phản ứng ngược chiều trong Quốc hội
Thứ Bảy, 27/02/2021 10:16
-
Xe biển xanh lấn làn đường ngược chiều: Giải thích nóng
Thứ Bảy, 27/02/2021 08:11
-
Binh sĩ Nga bán trộm 56 bộ quân phục Ratnik
Thứ Bảy, 27/02/2021 07:42
-
Báo Mỹ nói ông Biden tô chiến thắng cho ông Putin
Thứ Năm, 25/02/2021 11:38
-
Mỹ công khai dội lửa vào Syria
Thứ Sáu, 26/02/2021 10:44
-
B1-B tại Na Uy: Khẩu súng kề thái dương hạm đội Nga
Thứ Sáu, 26/02/2021 07:23
-
Dân gánh 28 tỷ USD tiền điện, Texas loay hoay tự cứu
Thứ Năm, 25/02/2021 18:20
-
Cách mạng vệ tinh trinh sát: Nga có cái tương tự không?
Thứ Năm, 25/02/2021 13:35
Bình luận
Xem thêm