Trường đại học tự chủ tuyển sinh: Để không vơ vét...
Thứ Năm, 23/04/2020 08:05
(Giáo dục) - Đồng tình mở đầu vào, song PGS.TS Nguyễn Lê Ninh lưu ý các trường phải siết đầu ra để đảm bảo chất lượng đào tạo.
Năm nay kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn được tổ chức song tập trung vào mục tiêu chính là xét công nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông (xét tốt nghiệp THPT), chứ không phải vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học như năm trước. Trường đại học sẽ thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo đúng Luật Giáo dục Đại học.
Trao đổi với Đất Việt về thông tin trên, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM bày tỏ quan điểm, lẽ ra cần mạnh dạn hơn không tổ chức kỳ thi THPT mà chỉ cần xét học bạ - vốn đã có đầy đủ điểm kiểm tra của học sinh trong suốt quá trình học để cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình học THPT.
Việc xét học bạ này đương nhiên phải trên tinh thần khách quan, nghiêm chỉnh, tránh để xảy ra tình trạng gian lận, "chạy điểm" để làm đẹp học bạ.
Còn đối với công tác tuyển sinh đại học, theo PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, tùy khả năng đào tạo của mỗi trường mà tuyển và vai trò của Bộ GD-ĐT là kiểm tra chất lượng đào tạo của các trường.
![]() |
Thí sinh TP.HCM thi THPT quốc gia năm 2018. Ảnh: VnExpress |
"Việc tuyển sinh phải dựa trên nguyên tắc đầu vào mở nhưng phải siết đầu ra vì đầu ra chính là chất lượng", PGS.TS Nguyễn Lê Ninh nhấn mạnh và dẫn ví dụ đào tạo ở Đức. Cách đây mấy chục năm, nước Đức đã quản lý chất lượng đào tạo đâu ra đấy và chặt chẽ. Theo đó, không phải tất cả học sinh sau khi hoàn thành chương trình THPT đều có quyền thi đại học. Chỉ có tỷ lệ nhỏ những người điểm cao, học tốt lên đại học, còn ở dưới trình độ đó thì thi vào các trường trung cấp để học nghề.
"Đại học đòi hỏi sự hiểu biết sâu về bản chất vấn đề, có khả năng phát triển và sáng tạo, còn những người đầu óc giản đơn thì đi học trung cấp hay lao động chân tay. Tuy nhiên, trong quá trình lao động, nếu mỗi người muốn tìm tòi, phát triển thêm, nâng cao trình độ thì có thể đăng ký học tại chức theo nguyện vọng cá nhân, nhà trường siết đầu ra. Khi làm đồ án tốt nghiệp, nếu không đạt, nhà trường vẫn đánh trượt như thường", PGS.TS Nguyễn Lê Ninh kể.
Thế nhưng, theo vị chuyên gia, thực tế ở Việt Nam lại có phần khác. Trước hết ở đầu vào, năm nào Bộ GD-ĐT cũng phải yêu cầu các trường đại học đừng vơ vét, tuyển sinh bằng mọi giá, thế nhưng vì sao các trường phải làm như vậy?
Cái sai xuất hiện ngay từ việc cho mở trường ồ ạt. Việc thành lập trường đại học, cao đẳng trong những năm qua phát triển theo số lượng, chạy theo quy mô đào tạo và thành tích của bộ, ngành, địa phương mà chưa chú ý tới quy hoạch chung cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, chưa nghĩ tới mặt trái của việc mở ồ ạt ấy. Khi đã mở ra rồi, các trường bắt buộc phải tuyển đủ chỉ tiêu để tồn tại. Họ phải vơ vét để thu được nhiều học phí, có tiền chi trả cho bộ máy.
Lẽ ra, với mỗi trường, Bộ phải có bộ phận kiểm tra, đánh giá năng lực đào tạo của các trường, một năm tuyển sinh bao nhiêu là vừa, nếu tuyển vượt quá khả năng đào tạo của trường thì không cho phép. Dựa trên năng lực thực tế của trường cùng với nhu cầu xã hội mà xét, làm minh bạch, rõ ràng thì đã không có chuyện tuyển sinh bằng mọi giá như thế.
Thứ hai, khi dễ dãi ở đầu vào thì đầu ra cũng lại bị các trường buông lỏng. Người nào vào được đại học là yên tâm bởi vào được, ra được, số lượng ra hầu như không kém lúc vào là bao nhiêu, trừ trường hợp sinh viên... bỏ học. Trong khi đó, nếu làm nghiêm túc như các nước thì không thể có chuyện như vậy. Nếu đồ án tốt nghiệp đủ phản ánh trình độ đại học của người học thì trường mới cấp bằng, còn không đạt thì chỉ cấp một giấy chứng nhận đã qua chương trình đào tạo đại học.
"Bằng cấp là giấy chứng nhận khả năng, năng lực của mỗi người, không phải là giấy thông hành.
Tại sao công nghiệp của các nước phát triển tinh túy, đó là vì họ chú trọng đào tạo con người, chú ý đến chất lượng đào tạo. Còn ở ta cứ làm ào ào, có hội chứng bầy đàn, đánh đồng tất cả mọi người theo kiểu bình đẳng chung chung, không phân biệt", PGS.TS Nguyễn Lê Ninh nhấn mạnh.
Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống Covid-19 chiều 22/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thống nhất với báo cáo về phương án thi tốt nghiệp THPT 2020 của Bộ GD-ĐT. Đánh giá cao sự chủ động của Bộ GD-ĐT trong việc xây dựng phương án thi THPT phù hợp tình hình dịch bệnh, Thủ tướng yêu cầu bộ này sớm ban hành quy chế và hướng dẫn công tác thi tốt nghiệp THPT, cũng như xét tuyển đại học, cao đẳng. Đề thi được xây dựng trên tinh thần không đánh đố, học gì thi nấy, phải nâng cao chất lượng. "Kỳ thi này do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện, đảm bảo trung thực, an toàn, chất lượng trong điều kiện có dịch bệnh. Kỳ thi cần tăng cường thanh tra, giám sát của các cấp, ngành như Bộ GD-ĐT, Bộ Công an, sử dụng công nghệ để đảm bảo tính trung thực", Thủ tướng nhấn mạnh. Bộ GD-ĐT ban hành quy chế để áp dụng toàn quốc chặt chẽ, nề nếp, an toàn, trong đó có việc phải tổ chức thanh tra, giám sát kỳ thi tại các địa phương, không buông lỏng. |
Thành Luân
-
Đề nghị giảm môn thi THPT quốc gia
Thứ Ba, 17/03/2020 14:54
-
Phương án thi THPT quốc gia: Đừng đòi hỏi quá cao
Thứ Năm, 16/04/2020 13:28
-
Đối thoại 2045: Hiện thực hóa khát vọng Việt Nam
Chủ Nhật, 07/03/2021 15:16
-
Bộ Y tế phân bổ vaccine COVID-19 cho các tỉnh thành
Chủ Nhật, 07/03/2021 09:35
-
Clip cô giáo cổ vũ học sinh uống bia: Người khắt khe?
Chủ Nhật, 07/03/2021 07:25
-
Hiệu trưởng bị tố gửi clip nóng cho nhân viên: Vợ nhắn?
Chủ Nhật, 07/03/2021 13:47
-
Ông Võ Hoàng Yên trả tiền, Dũng lò vôi không thỏa hiệp
Chủ Nhật, 07/03/2021 07:43
-
Nữ sinh đánh nhau, bạn đứng reo hò: Ghen nhau học?
Chủ Nhật, 07/03/2021 18:19
-
Radar hiện đại của Nga xuất hiện ở Donbass, EU lo lắng
Chủ Nhật, 07/03/2021 18:18
-
Con trai dùng gậy sát hại bố: Gia đình có điều kiện
Chủ Nhật, 07/03/2021 18:18
-
Tin mới 2 anh em chết đuối dưới hố chôn cột điện
Chủ Nhật, 07/03/2021 13:45
-
Ba Lan nói về "chiến tranh thông tin" của Nga ở Kaliningrad
Chủ Nhật, 07/03/2021 13:50
-
Slovakia: Chọn vaccine Nga thay vì cái chết
Chủ Nhật, 07/03/2021 07:42
-
SN10 nổ tung sau thử nghiệm, SpaceX tuyên bố thành công
Thứ Bảy, 06/03/2021 07:45
-
Mỹ sẽ làm vũ khí nhanh hơn Zircon để đua với Nga
Thứ Bảy, 06/03/2021 13:42
-
Kremlin định bóp nghẹt Mỹ bằng cuộc chiến titan?
Thứ Bảy, 06/03/2021 07:37
-
Đàn 'Gà so sám' Mỹ nguy hiểm hơn nhiều 'Tia chớp' Nga
Chủ Nhật, 07/03/2021 07:18
Bình luận
Xem thêm