Cải tạo sông Tô Lịch thành sông Thames: '3 điểm phải làm'
Thứ Tư, 05/12/2018 07:19
(Khoa học) - PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa hóa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) cho rằng, đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành sông Thames là hoàn toàn có thể làm được.
PGS.TS Trần Hồng Côn chia sẻ thông tin trên với báo Đất Việt vào chiều ngày 4/12.
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, bản chất của dòng sông Tô Lịch không gọi là ô nhiễm, mà ô nhiễm là do người dân 2 bên sông thải chất bẩn.
"Hoàn toàn có thể biến dòng sông Tô Lịch thành dòng sông đẹp làm cảnh quan của Hà Nội nhưng điều quan trọng vẫn là cách thức làm thế nào để tiết kiệm và có lợi ích cao nhất.
Mỗi người có 1 đề xuất khác nhau, tôi nhớ là năm 1990 tôi đã có đề xuất và cho đến bây giờ đã có không dưới 10 đề xuất đưa ra để cải tạo dòng sông Tô Lịch mà vẫn chưa thực hiện được nhưng có lẽ bây giờ chúng ta có lực để làm", PGS.TS Côn nói.
PGS.TS Côn cho biết, về lý thuyết có 3 điểm cần lưu ý và dứt khoát phải làm, nếu không làm được 3 điểm sau thì sẽ không biến sông Tô Lịch thành dòng sông sạch.
Thứ nhất là phải tách và xử lý toàn bộ lượng nước đang thải vào sông Tô Lịch, cách này bắt buộc phải làm. Thứ 2 là phải luôn giữ được mức nước của sông Tô Lịch từ 1,5m trở lên bởi bản thân dòng nước cũng có chức năng tự làm sạch.
Như vậy trên sông Tô Lịch phải làm cái đập, còn nếu để nước sông cạn thì sẽ không thể nào tự làm sạch được.
Thứ 3, khi đã làm được 2 bước trên rồi thì công tác quản lý phải bảo đảm, nếu đã làm được sạch sẽ mà vẫn để dân vứt rác thì dòng sông Tô Lịch lại trở về ô nhiễm như cũ.
"Nếu làm được 3 điểm trên thì dòng sông Tô Lịch có khi còn đẹp hơn cả sông Thames vì chúng ta có nhiều cây cối hơn. Vấn đề ở đây chỉ là khâu quản lý.
Bất kỳ lúc nào cũng có thể cải tạo được dòng sông này, chỉ có điều có quyết tâm hay không, đã xác định là phải làm dứt khoát, làm đến cùng, việc này không tốn kém bằng xây nhà hát mấy nghìn tỷ", PGS.TS Côn cho biết thêm.
![]() |
Một đoạn của sông Tô Lịch đi qua các quận nội thành Hà Nội. Ảnh: TPO |
Nói về việc không tự nhiên mà doanh nghiệp bỏ tiền riêng ra cải tạo dòng sông Tô Lịch cho sạch sẽ mà đằng sau đó TP.Hà Nội phải trả gì, vị PGS.TS trên cho rằng:
"Việc Hà Nội phải trả lại doanh nghiệp cái gì là đương nhiên bởi họ (doanh nghiệp-PV) bỏ tiền ra thì phải được phúc lợi, ví dụ như đổi đất lấy hạ tầng hoặc có thể xây chung cư tồn tại hằng trăm năm thì người dân được hưởng chứ không phải ai hưởng, sợ nhất những đồng tiền đó bị bỏ túi thôi.
Điều quan trọng ở đây là nếu cách tư duy của các vị lãnh đạo lành mạnh thì mọi việc đều suôn sẻ, còn nếu không thì sẽ không ra vấn đề gì".
Cũng chia sẻ về việc này, cùng ngày, Tiến sĩ Nguyễn Nguyên Cương, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục, Truyền thông và Môi trường (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, việc cải tạo sông Tô Lịch không có gì là khó khăn.
"Việc nạo vét sông hay cải tạo lại sông như nào thì 2 bên bờ sông phải làm theo hướng thẳng đứng, có như vậy sẽ tiết kiệm được tài chính và khiến dòng sông trở nên sạch sẽ, không có rác bám", Tiến sĩ Cương nói.
Trước đó, theo thông tin trên báo chí, Tập đoàn Phương Bắc vừa có công văn gửi UBND TP Hà Nội đề xuất chủ trương cải tạo sông Tô Lịch thành sông Thames.
“Sau khi tham khảo một số con sông chảy qua thủ đô ở các nước trên thế giới như sông Seine ở Pháp hay sông Thames ở Anh và các thành phố khác ở Châu Âu… thì việc cải tạo Sông Tô Lịch là vấn đề bức thiết và vô cùng quan trọng để giữ môi trường trong sạch cũng như vẻ đẹp của Thủ đô, phát triển du lịch và cải thiện đời sống của người dân, giúp Thủ đô văn minh, hiện đại và phát triển bền vững”, nội dung công văn gửi UBND TP Hà Nội của Công ty CP Hạ tầng Phương Bắc nêu.
Theo đó, nội dung cải tạo sông Tô Lịch của Tập đoàn Phương Bắc gồm: Cải tạo lại hệ thống thoát nước thải thành hệ thống đi riêng, nước đổ ra sông sẽ là nước mưa tự nhiên và nguồn nước sạch tự nhiên; Xây dựng lại hệ thống kè để tiết kiệm không gian, quỹ đất.
Trồng cây và các vật liệu kiến trúc mang đến cho Thành Phố vẻ đẹp đặc sắc văn hóa riêng của thủ đô Hà Nội và phù hợp với phong thủy như vốn có trước đây.
Nhà đầu tư sẽ thực hiện nạo vét đáy sông tạo dòng chảy tự nhiên đảm bảo nguồn nước sạch cho các sinh vật sinh sống. Kết nối với sông Hồng và một số hồ hiện có như Hồ Tây… tạo thành hệ thống sông – hồ hài hòa (giai đoạn tiếp theo sẽ kết nối với sông Nhuệ, sông Kim Ngưu và các sông khác xung quanh để thoát nước mưa và chống ngập cho thành phố).
Đặc biệt, đề xuất này cũng nêu ra việc xây dựng hệ thống du lịch sông Tô Lịch, bao gồm du lịch đường sông và các quán cafe nổi trên sông để cho nhà đầu tư khai thác một thời gian.
Được biết, hiện sông Tô Lịch có tổng diện tích 77,5 km2 bao gồm 8 tiểu lưu vực (hồ Tây, Tô Lịch, thượng lưu sông Lừ, hạ lưu sông Lừ, Sét, Kim Ngưu, Hoàng Liệt, Yên Sở), toàn bộ chiều dài sông 14,6 km.
Thu Hoài-
Hà Nội quyết xử lý ô nhiễm nước sông Tô Lịch
Thứ Hai, 14/09/2015 07:25
-
Cải tạo sông Tô Lịch thành sông Thames: HN phải trả gì?
Thứ Ba, 04/12/2018 13:37
-
Đàn linh cẩu tử chiến bầy sư tử: Thế trận đảo chiều
Thứ Sáu, 15/01/2021 11:06
-
Voi nổi điên tung đòn thù đoạt mạng trâu rừng
Thứ Năm, 14/01/2021 08:02
-
Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia: GDP lạc quan quá!
Thứ Năm, 14/01/2021 15:07
-
Elon Musk phủ sóng toàn cầu, Nga lập tức cấm
Thứ Năm, 14/01/2021 13:37
-
Nga kích hoạt kế hoạch bay siêu nhanh lên Trạm ISS
Thứ Tư, 13/01/2021 14:06
-
21 phát đại bác chào ông Trump, ông Biden lo bạo động
Thứ Bảy, 16/01/2021 09:19
-
Con trai nguyên Bí thư dùng bằng giả: 'Quán photo làm bằng'
Thứ Bảy, 16/01/2021 07:57
-
Nga công bố đòn đánh cực chính xác của Orion tại Syria
Thứ Bảy, 16/01/2021 07:55
-
Thanh niên rơi xuống đất tử vong nghi do quay Tik Tok
Thứ Bảy, 16/01/2021 07:58
-
Thụy Điển ra phán quyết buồn cho Huawei ở châu Âu
Thứ Bảy, 16/01/2021 07:51
-
Vaccine Nga tốt nhất: Ông Putin trả lời ý muốn của Mỹ?
Thứ Năm, 14/01/2021 07:57
-
Dọa đóng cửa hầm Hải Vân 2: Đừng mặc cả!
Thứ Năm, 14/01/2021 07:42
-
Rời EU, Anh kêu gọi trừng phạt Nord Stream 2
Thứ Năm, 14/01/2021 07:35
-
Đối lập Nga trúng độc Novichok sắp...về nước
Thứ Năm, 14/01/2021 07:34
-
Nhà chồng chia đất cho con gái mà không nói với tôi
Thứ Năm, 14/01/2021 07:36
Bình luận
Xem thêm