Hạn mặn, sạt lở ĐBSCL nghiêm trọng vì thủy điện, chuyển nước
Thứ Hai, 29/06/2020 10:00
(Khoa học) - Điều đáng lo ngại nhất là các nước chuyển nước khỏi lưu vực sông Mekong, làm trầm trọng hơn tình trạng hạn mặn, sạt lở ở ĐBSCL.
Chuyển nước - nguy cơ lớn nhất
Trong bài trả lời phỏng vấn báo Dân Việt, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến tình trạng hạn mặn, sạt lở ở ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng.
Trước hết, việc phát triển các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong có nhiều ảnh hưởng xấu đến ĐBSCL.
Dưới góc độ tác động đến sản xuất nông nghiệp, theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, điều đáng lo ngại nhất là các nước chuyển nước khỏi lưu vực sông Mekong. Khi đó, nước về hạ lưu ít, dòng chảy thay đổi khiến hạn mặn, sạt lở trở nên nghiêm trọng hơn.
![]() |
Hạn mặn, sạt lở ở ĐBSCL nghiêm trọng hơn vì thủy điện ở thượng nguồn và các nước chuyển nước khỏi lưu vực sông Mekong |
"Nếu nước ở thượng nguồn bị chuyển dòng thì lượng nước về ĐBSCL chắc chắn sẽ giảm. Đây là nguy cơ lớn nhất về sản xuất, sinh hoạt cho người dân vùng hạ lưu", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chỉ rõ.
Phân tích cụ thể, ông cho biết, thống kê sơ bộ cho thấy, hiện nay các quốc gia trên dọc lưu vực sông Mekong đang xây dựng các nhà máy thủy điện với tổng công suất 60 tỷ mét khối, đến năm 2030, dự kiến khoảng 100 tỷm2.
Nguyên tắc hoạt động của thủy điện là tích nước vào mùa mưa để phát điện vào mùa hạn. Ở góc độ điều hành nguồn nước thì khi có các nhà máy thủy điện nước ở mùa kiệt sẽ nhiều hơn, nước về mùa lũ sẽ nhỏ hơn trước. Đối với ĐBSCL, khả năng lũ lớn không còn.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Hiệp, việc xây các đập thủy điện ở thượng nguồn sẽ khiến phù sa chảy về ĐBSCL giảm dần. Đây mới là nguy cơ, bởi khi phù sa không về đồng bằng sẽ làm thay đổi toàn bộ quy luật dòng chảy, gây ra sạt lở bờ sông, bờ biển, dòng chảy mùa kiệt trở nên nhiều hơn trong khi mùa lũ ít đi.
"Đã có một dự báo của các nhà khoa học đưa ra rằng, nếu tất cả các nhà máy thủy điện trên sông Mekong hoạt động thì lượng phù sa về đồng bằng chỉ còn 5%. Khi đồng bằng châu thổ không còn phù sa cũng giống như không còn tấm áo giáp đủ sức nặng để ngăn cản các con sóng.
Phù sa ở biển rất quan trọng, khi sóng biến đánh vào, nếu lượng phù sa dày và nặng sẽ biến thành tấm áo giáp ngăn cản, giảm năng lượng của những con sóng khi đánh vào bờ, từ đó hạn chế xói lở.
Bờ sông nếu không còn phù sa làm thay đổi quy luật dòng chảy, tạo thành những hố xoáy có thể gây ra sạt lở.
Về mặt môi trường, phù sa không về đồng nghĩa với việc các vi sinh vật có ích, phù du bị ngăn lại, nguồn lợi thủy sản không còn, ảnh hưởng đến sinh kế của những người dân sống dựa vào mùa lũ. Nói cách khác, không có lũ sẽ không còn bản sắc của đồng bằng châu thổ", Thứ trưởng Bộ NN-PTNT phân tích.
Đấu tranh khéo léo, bài bản
Để việc phối hợp sử dụng nguồn nước sông Mekong hiệu quả, các nước trong khu vực đã thành lập Ủy ban sông Mekong (MRC) gồm 4 thành viên: Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Bên cạnh đó, cơ chế Hợp tác Mekong – Lan Thương (MLC) cũng được xây dựng với sự tham gia của đủ 6 quốc gia ven dòng sông Mekong – Lan Thương là Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc. Nguyên tắc hoạt động của ủy ban là trao đổi, thảo luận, chia sẻ thông tin...
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng chỉ rõ, trong quy chế của Liên Hợp Quốc nêu rõ, các quốc gia hoàn toàn có quyền sử dụng dòng sông chảy qua địa phận mình. Do vậy, trong đấu tranh với các nước thượng nguồn, chúng ta phải khéo léo và có bài bản, ưu tiên đấu tranh để hạn chế việc chuyển nước khỏi khu vực.
Một vấn đề quan trọng khác là cần phải chia sẻ thông tin trong điều hành như mực nước về hồ của các nước, mức xả bao nhiêu, dự kiến thế nào. Điều này rất quan trọng, nếu không có thông tin trong điều hành hồ chứa thì sẽ bị động.
Lược theo Dân Việt
-
Kêu gọi hủy bỏ các kế hoạch xây thủy điện trên Mekong
Thứ Tư, 03/06/2020 13:36
-
Thủy sản Mekong quan trọng nhất thế giới: Loay hoay cá hay...điện?
Thứ Tư, 17/06/2020 07:21
-
'Vua sư tử' già bị phế truất, nhận kết thảm thương
Thứ Hai, 18/01/2021 16:08
-
Thử tên lửa mạnh nhất của NASA: Thất bại khó hiểu
Thứ Hai, 18/01/2021 08:43
-
Trung Quốc ngăn dòng Mekong: Thời kỳ ĐBSCL ảnh hưởng lớn nhất...
Thứ Hai, 18/01/2021 07:35
-
1 tỷ USD chống ngập TP Thủ Đức: Mơ hồ giải pháp
Thứ Hai, 18/01/2021 07:35
-
Vùng núi cao miền Bắc có thể mưa tuyết
Chủ Nhật, 17/01/2021 10:30
-
'Vua sư tử' già bị phế truất, nhận kết thảm thương
Thứ Hai, 18/01/2021 16:08
-
Nước Mỹ chia rẽ sâu sắc chờ nhiệm kỳ của ông Biden
Thứ Hai, 18/01/2021 15:41
-
Tài xế kéo nạn nhân 60km: Biết tai nạn vẫn đi?
Thứ Hai, 18/01/2021 15:42
-
Người Mỹ đang.. đổ dồn sang Nga
Thứ Hai, 18/01/2021 13:49
-
Vứt thai nhi cạnh thùng rác, đốt vàng mã
Thứ Hai, 18/01/2021 13:33
-
Tố Nga phá hoại ‘Bầu trời mở’: Tiêu chuẩn kép phương Tây
Thứ Bảy, 16/01/2021 18:46
-
Nội loạn chưa dứt, Mỹ đổ tại...
Chủ Nhật, 17/01/2021 13:47
-
Tại sao Nga quyết rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở?
Chủ Nhật, 17/01/2021 06:48
-
F-35 mắc tới 900 lỗi, đồng minh chỉ mua ô bảo vệ?
Thứ Bảy, 16/01/2021 07:51
-
Avenger Mỹ diệt được trăm quả đạn S-400?
Thứ Bảy, 16/01/2021 14:01
Bình luận
Xem thêm