Khai thác cát quá nhiều: Trầm trọng hơn tình trạng của ĐBSCL
Thứ Năm, 09/01/2020 07:41
(Khoa học) - Theo chuyên gia, khai thác cát quá mức sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng nguy cấp mà ĐBSCL đang đối mặt, đặc biệt là sạt lở.
Theo số liệu của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Ủy hội Sông Mekong (MRC), lòng sông của hai nhánh chính ở vùng đồng bằng sông Mekong đã sụt 1,4m trong giai đoạn 1998-2008 và mất tổng cộng 2-3m từ năm 1990. Việc khai thác cát quá mức là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Trao đổi với Đất Việt, các ý kiến đều chia sẻ lo ngại việc khai thác cát quá mức gây mất cát ở hạ lưu sông Mekong, làm mất cân bằng bùn cát, hạ thấp đáy sông và thay đổi dòng chảy, từ đó làm trầm trọng hơn tình trạng nguy cấp mà khu vực sông Mekong nói chung và ĐBSCL nói riêng đang phải đối mặt, đặc biệt là tình trạng sạt lở, sụt lún.
Theo PGS.TS Đinh Công Sản, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, từ năm 2010 đến năm 2013, Viện đã thực hiện đề tài khoa học công nghệ độc lập cấp Nhà nước "Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động khai thác cát đến thay đổi lòng dẫn sông Cửu Long (sông Tiền, sông Hậu) và đề xuất giải pháp quản lý, quy hoạch khai thác hợp lý".
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã thống kê toàn bộ các giấy phép khai thác cát mà các sở KH-CN, TN-MT và sở Xây dựng của các địa phương đã cấp cho các doanh nghiệp để khai thác dọc sông Tiền và sông Hậu. Tổng cộng, khối lượng cát khai thác lên tới 28 triệu m3/năm.
"Chúng tôi đã tính toán lượng cát đổ về ĐBSCL với khối lượng cát khai thác trong một năm là bao nhiêu, từ đó cho thấy chúng ta có khai thác quá mức hay không.
28 triệu m3/năm chỉ là con số tính trên giấy phé, còn mức độ khai thác cát trong thực tế chắc chắn lớn hơn, tuy nhiên lớn hơn bao nhiêu thì chúng tôi chưa thể biết vì không có con số nào để đánh giá nạn cát tặc.
Khi đó, một số tỉnh đã nhìn nhận được tác hại của khai thác cát nên đã ngưng cấp phép khai thác cát như Cần Thơ.
Theo tính toán, lượng bùn cát thô từ thượng nguồn sông Mekong đổ về chỉ vài triệu m3/năm, thấp hơn rất nhiều lần so với lượng cát khai thác thực tế", PGS.TS Đinh Công Sản cho biết.
Vị chuyên gia khẳng định, mỗi đoạn sông cần có chiều sâu ổn định, nếu khai thác quá chiều sâu này thì sẽ gây nên những tác động trực tiếp, uy hiếp cho chính đoạn sông đó và các khu vực khác. Trong khi nguồn bùn cát từ thượng nguồn đổ về giảm đi do các đập thủy điện, hồ chứa đã và đang xây dựng thì ở nội địa, nhu cầu phát triển hạ tầng, xây dựng quá cao nên khai thác quá mức nguồn tài nguyên ổn định hàng trăm năm nay. Nếu vẫn khai thác với tốc độ như thế này sẽ không còn cát nữa.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia cũng cho hay, Việt Nam đã cấm xuất khẩu cát, còn việc xuất khẩu cát trái phép là có, mức độ bao nhiêu chưa có con số cụ thể, nhưng theo ông, không phải là nhiều. Cái chính là việc cho phép khai thác cát trong lòng dẫn sông Mekong.
![]() |
Vụ sạt lở bờ sông Vàm Nao, huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) nhấn chìm 16 căn nhà hồi tháng 4/2017 |
"Cách đây vài năm, nhiều đánh giá khoa học đã xác định được lượng bùn cát đổ về hạ lưu chỉ còn lại khoảng 40-50% so với trước đây. Nếu trong tương lai các đập thủy điện, hồ chứa xây dựng nhiều hơn nữa thì có thể giảm tới 80-90%. Khi đó, những tác động đến ĐBSCL sẽ rất mãnh liệt, đặc biệt là tình trạng sạt lở và nó sẽ lan sang các vùng lân cận", PGS.TS Đinh Công Sản chỉ rõ và giải thích thêm: Khi trầm tích (đất) lắng đọng dần dần về phía hạ lưu thì theo thời gian, đất sẽ bị nén xuống, gây ra lún.
Trong điều kiện bình thường thì lượng bùn cát cấp về đồng bằng lớn hơn lượng nén lún đó, nên đồng bằng mỗi năm bồi đắp cao hơn.
Tuy nhiên, khi các công trình xây dựng ở trên đầu nguồn ngăn dòng bùn cát bồi đắp đồng bằng dẫn đến không đủ khối lượng bù vào lượng nén lún, tất nhiên đất ở đồng bằng sẽ ngày càng bị hạ thấp xuống.
Để giảm thiểu tác động này, thay vì chỉ trông đợi vào các hợp tác Mekong, theo ông Sản, cần xem xét lại toàn bộ vấn đề khai thác cát ĐBSCL.
"Phải rà soát lại việc cấp phép khai thác cát có quá lớn hay không, để từ đó có quyết định ngưng, hạn chế, thậm chí không cho khai thác cát nữa", ông nói.
Trong khi đó, ông Phạm Văn Trọng, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Tiền Giang cho biết, sở không quan trắc nên không đánh giá được độ sụt lún do khai thác cát gây ra là bao nhiêu. Tuy nhiên, từ năm 2013, tỉnh Tiền Giang đã cấm khai thác cát nên ông tin rằng nếu có xảy ra sụt lún cũng không nhiều.
Thành Luân
-
Nhà khoa học Hà Lan: ĐBSCL cao hơn nước biển 0,8m
Thứ Sáu, 06/09/2019 09:35
-
Cảnh báo sông Mekong sụt vì khai thác cát: Lo cho ĐBSCL
Thứ Ba, 07/01/2020 07:40
-
Vùng núi cao miền Bắc có thể mưa tuyết
Chủ Nhật, 17/01/2021 10:30
-
Gấu xám khó nhọc xé xác nai sừng tấm khổng lồ
Chủ Nhật, 17/01/2021 06:53
-
Hà mã bỏ mạng, sư tử 'rủ' nhau mở tiệc lớn
Thứ Bảy, 16/01/2021 19:05
-
Đàn linh cẩu tử chiến bầy sư tử: Thế trận đảo chiều
Thứ Sáu, 15/01/2021 11:06
-
Voi nổi điên tung đòn thù đoạt mạng trâu rừng
Thứ Năm, 14/01/2021 08:02
-
6 tiêm kích không xác định được nhìn thấy tại Hmeimim
Chủ Nhật, 17/01/2021 18:31
-
Tên lửa Iran bắn về USS Nimitz, Mỹ im lặng
Chủ Nhật, 17/01/2021 18:29
-
Xử Vũ Huy Hoàng: Triệu tập nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương
Chủ Nhật, 17/01/2021 14:58
-
Điểm nóng cạnh tranh Trung-Mỹ dưới thời ông Biden
Chủ Nhật, 17/01/2021 13:49
-
Cháu bé vô tình ngã vào xô nước tử vong
Chủ Nhật, 17/01/2021 14:59
-
Tố Nga phá hoại ‘Bầu trời mở’: Tiêu chuẩn kép phương Tây
Thứ Bảy, 16/01/2021 18:46
-
Nội loạn chưa dứt, Mỹ đổ tại...
Chủ Nhật, 17/01/2021 13:47
-
Tại sao Nga quyết rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở?
Chủ Nhật, 17/01/2021 06:48
-
F-35 mắc tới 900 lỗi, đồng minh chỉ mua ô bảo vệ?
Thứ Bảy, 16/01/2021 07:51
-
Avenger Mỹ diệt được trăm quả đạn S-400?
Thứ Bảy, 16/01/2021 14:01
Bình luận
Xem thêm