Lọc hóa dầu Nghi Sơn muốn xuất khẩu xăng: Điều kiện là...
Thứ Ba, 04/09/2018 13:37
(Doanh nghiệp) - Lọc hóa dầu Nghi Sơn phải xuất khẩu theo điều kiện thị trường, không được thấp hơn giá thành và giá trong nước.
Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) vừa kiến nghị Bộ Công thương cho phép xuất khẩu sản phẩm xăng trên cơ sở giá thị trường với sản lượng vài trăm nghìn tấn, theo thông tin trên báo VnExpress.
Trao đổi với Đất Việt, một số chuyên gia đều khẳng định Bộ Công thương nên xem xét cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn xuất khẩu xăng nhưng đi kèm đó là một số lưu ý.
Đi sâu phân tích cụ thể, GS.TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cho biết, nếu Lọc hóa dầu Nghi Sơn đảm bảo được an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu trong nước và có lượng sản phẩm xăng có thể xuất khẩu được, đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới và khu vực, thì đó là tín hiệu tốt và là điều đáng mừng.
Tuy nhiên, có một tình trạng mà sản phẩm nhiều ngành khác, không chỉ riêng ngành lọc hóa dầu, gặp phải, đó là xuất khẩu thấp hơn giá thành và giá bán trong nước.
"Có một thời Việt Nam thừa xi măng nên đem xuất khẩu. Thế nhưng, giá bán lại rất rẻ, thấp hơn giá thành và thấp hơn giá trong nước rất nhiều, trong khi nhiều quốc gia đang rất cần xi măng. Đó là điều vô lý.
Chính vì thế, nếu đồng ý cho nhà máy xuất khẩu thì phải tính đến bài toán hiệu quả, xem liệu có bù đắp được chi phí hay không. Trường hợp xuất khẩu với giá thấp hơn giá trong nước hoặc thấp hơn giá thành thì phải xem xét lại, không thể làm theo kiểu đó", GS Đào lưu ý.
Nhấn mạnh đề xuất của Lọc hóa dầu Nghi Sơn là ý định tốt, vị chuyên gia cho rằng Bộ Công thương nên xem xét và việc xem xét ấy phải đặt trong trường hợp doanh nghiệp lý giải được xuất khẩu là có lợi, mà trước mắt là có ngoại tệ để hỗ trợ cho nhập khẩu.
![]() |
Lọc hóa dầu Nghi Sơn muốn xuất khẩu xăng |
"Việt Nam đã xây dựng nhiều nhà máy lọc hóa dầu nhưng đến nay vẫn phải nhập khẩu xăng dầu rồi phụ thuộc vào giá của nước ngoài khiến người tiêu dùng rất khó hiểu.
Phải tính toán nghiêm túc chuyện này. Nếu xuất khẩu càng nhiều, càng hiệu quả thì càng tốt, còn nếu đi vào con đường của xi măng, bán với giá thấp hơn giá trong nước thì không thể chấp nhận được. Tự nhà máy phải tính toán hiệu quả", GS.TS Đặng Đình Đào nói.
Chia sẻ với quan điểm của GS.TS Đặng Đình Đào, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học việ Tài chính) cũng cho rằng, trong điều kiện hiện nay, nếu Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã có đề nghị thì Nhà nước nên cho phép xuất khẩu để giải phóng lượng hàng tồn kho.
Ông Thịnh nhắc lại một vấn đề lớn của Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đó là những cam kết của Việt Nam trước đây.
Theo đó, trước đây, phía Việt Nam đã có đảm bảo với Lọc hóa dầu Nghi Sơn về thuế nhập khẩu xăng dầu tối thiểu phải là 7%, nếu không sẽ phải bù trì; và đảm bảo tiêu thụ hết lượng xăng dầu của Lọc hóa dầu Nghi Sơn khi họ đi vào sản xuất đại trà.
"Đây là một vấn đề lớn đối với Việt Nam, đặc biệt là với việc cân đối ngân sách vì hiện nay, giá xăng dầu nhập khẩu mà Việt Nam ký với các quốc gia khác trong ASEAN, Hàn Quốc đã về 0% hoặc 5%, như vậy nếu bù trì thì Việt Nam phải bù trì rất nhiều.
Mặt khác, cam kết của Việt Nam rằng sẽ tiêu thụ hết lượng xăng dầu của Lọc hóa dầu Nghi Sơn là cam kết mang tính quốc tế, để chỉnh sửa rất khó. Muốn sửa được thì chính phủ phải có những bù trì nhất định cho Lọc hóa dầu Nghi Sơn để họ chấp nhận những điều kiện khác đi so với điều kiện ban đầu Việt Nam đã ký với nhà đầu tư. Trong trường hợp ấy, các nhà đầu tư sẽ phải chịu mất đi những phần lợi nhuận mà họ có thể kiếm được từ hoạt động đầu tư.
Rất may, trong khoảng thời gian gần đây giá xăng dầu thế giới đã tăng lên nhanh chóng và lợi nhuận từ các sản phẩm lọc hóa dầu cũng tăng lên.
Cùng với đó, theo thông tin trên báo chí, sản phẩm của Lọc hóa dầu Nghi Sơn thời gian qua bị tồn kho, chi phí lưu kho, lưu bãi không hề nhỏ, đẩy chi phí của nhà máy tăng cao.
Vì lẽ đó, nếu tiêu thụ trong nước gặp khó khăn nhất định và việc xuất khẩu sản phẩm sang một số thị trường có thể đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư thì Nhà nước có lẽ cũng nên cho Lọc hóa dầu Nghi Sơn xuất khẩu với những điều kiện mà hai bên đều cảm thấy có lợi", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích.
Ông Thịnh lưu ý, việc xuất khẩu của Lọc hóa dầu Nghi Sơn phải tuân theo điều kiện thị trường cũng như đảm bảo những vấn đề về thuế. Đặc biệt, đây cũng là lúc để xem xét lại và thay đổi những cam kết trước đây về việc tiêu thụ toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy.
"Dĩ nhiên, việc xuất khẩu của Lọc hóa dầu Nghi Sơn cũng chỉ là tạm thời, nhiệm vụ chính của nhà máy vẫn phải là đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu trong nước", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.
- Thành Luân
-
Thanh Hóa xin dừng nhập xăng vì Lọc dầu Nghi Sơn: Lạ!
Thứ Tư, 04/07/2018 07:41
-
Xin dừng nhập xăng vì Lọc dầu Nghi Sơn: Cực chẳng đã
Thứ Năm, 05/07/2018 07:30
-
Đại gia tìm tới cửa Phật: Khi chưa buông hết việc đời...
Thứ Ba, 26/01/2021 07:00
-
Xã hội hóa hạ tầng hàng không vẫn rón rén?
Thứ Ba, 26/01/2021 14:39
-
Phạt FLC Faros 170 triệu đồng vì nhiều sai phạm
Thứ Ba, 26/01/2021 09:48
-
Thành đại gia nhờ viết phần mềm: Người Việt trẻ và tài
Thứ Ba, 26/01/2021 06:54
-
Cục hàng không 'tuýt còi' 3 hãng bán vé vượt Slot
Thứ Hai, 25/01/2021 15:12
-
Cảnh cáo Hiệu trưởng dọa mang xăng 'xử' trưởng phòng: 'Quá nhẹ'
Thứ Ba, 26/01/2021 18:36
-
Báo chơi chiêu, cướp mồi linh cẩu rồi vụt lên cây
Thứ Ba, 26/01/2021 18:37
-
Ông Juan Guaido không còn được EU ủng hộ
Thứ Ba, 26/01/2021 16:36
-
Nga khôi phục tàu ngầm Kilo phiên bản độc nhất vô nhị
Thứ Ba, 26/01/2021 15:20
-
Phút vây bắt đàn cá chim vàng thu về 600 triệu đồng
Thứ Ba, 26/01/2021 15:20
-
Mỹ kêu gọi Nga lập tức thả nhóm Navalny bị bắt
Chủ Nhật, 24/01/2021 09:45
-
Biểu tình ủng hộ Navalny: Mỹ lên tiếng, Nga gay gắt
Thứ Hai, 25/01/2021 09:06
-
Tổ chức biểu tình trái phép, đội ngũ Navalny bị bắt
Chủ Nhật, 24/01/2021 07:42
-
Bộ trưởng Đức: Không thể dừng Nord Stream 2
Chủ Nhật, 24/01/2021 18:02
-
Đến 2025, tiêm kích F-35 hi vọng xuyên thủng phòng thủ Nga?
Chủ Nhật, 24/01/2021 13:59
Bình luận
Xem thêm