Đường sắt cao tốc chênh 32 tỷ USD: Chuyên gia nói gì?
Thứ Tư, 10/07/2019 09:27
(Tài chính) - Kết quả nghiên cứu của Bộ GTVT, ý kiến của Bộ KH-ĐT về quy mô, tổng mức đầu tư dự án...sẽ tiếp tục được Bộ GTVT giải trình làm rõ.
Trong văn bản gửi Thủ tướng về dự án đường sắt cao tốc trục Bắc - Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) cho rằng, tổng vốn đầu tư dự án này chỉ khoảng 26 tỷ USD áp dụng cho đường sắt tốc độ 200 km/h; trong khi trước đó Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất phương án xây dựng đường sắt tốc độ 350 km/h, với tổng vốn 58,7 tỷ USD.
Trao đổi với Đất Việt, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT bày tỏ quan điểm, đường sắt cao tốc phải đốt cháy giai đoạn, phát triển với công nghệ mới, không thể giữ tốc độ 200km/h.
Ông cho biết, Nhật Bản đã phát triển đường sắt cao tốc tốc độ 300-350 km/h, thậm chí 400 km/h, và chỉ vài năm nữa, họ sẽ chạy 500km/h bằng động cơ tuyến tính, cạnh tranh được với máy bay.
"Tôi ủng hộ phương án của Bộ GTVT phải sử dụng công nghệ cao nhất - công nghệ Shinkansen với tốc độ 350 km/h. Còn phương án xây dựng đường sắt cao tốc tốc độ 200km/h có thể làm tổng mức đầu tư giảm đi nhưng hiệu quả thấp.
Bộ GTVT cũng phải có một bộ máy tính toán, chuyên gia châu Âu tính chưa chắc đã bằng chúng ta vì đường sắt cao tốc Bắc-Nam không khác gì đường sắt của Hàn Quốc, hầu hết phải chạy trên cao để tránh giao cắt với đường bộ, mà như vậy thì rất đắt. Phải nhìn nhận thực tế đó", TS Nguyễn Xuân Thủy nói.
Vị chuyên gia cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với phương án nâng cấp đường sắt hiện nay lên tốc độ 120-150km/h, sử dụng đầu máy diesel công suất lớn để chở cả khách, cả hàng (đường sắt tốc độ cao).
Việc nâng cấp này, theo ông, có thể tốn chi phí khoảng 15-20 tỷ USD. Và đến năm 2030-2035, Việt Nam tiếp tục triển khai xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam, chi phí cũng cần thêm mấy chục tỷ USD nữa.
"Tôi nghĩ đó là phương án tốt và hiệu quả nhất vì không thể bỏ đường sắt cũ, phải nâng cấp lên để đỡ chi phí, đồng thời thu hút được đa dạng người dân: ai nhiều tiền thì đi đường sắt cao tốc, ai ít tiền hơn thì đi đường sắt tốc độ cao.
Khi ấy, đường sắt vừa thu hút được khách vừa thu hút được hàng và là mạch máu giao thông chính của đất nước chứ không phải cao tốc.
Chiến lược phát triển giao thông của đất nước cũng nên phát triển mạng lưới đường sắt, nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt lên, giảm bớt đường cao tốc vì cao tốc rất đắt đỏ, chi phí vận chuyển gấp 3-4 lần đường sắt trong khi năng suất kém hơn nhiều, nhanh phá đường, tai nạn giao thông lớn.
![]() |
Hai phương án đường sắt cao tốc chênh nhau 32 tỷ USD đang gây xôn xao dư luận |
Cũng bày tỏ quan điểm về hai phương án làm đường sắt cao tốc chênh nhau tới 32 tỷ USD, PGS. TS Nguyễn Đình Thám, nguyên Trưởng Bộ môn Công nghệ và Xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội, cho rằng, bộ phận chiến lược của Bộ GTVT cần phải xem xét, đánh giá phương án mà các bên đưa ra xem vênh chỗ nào, tại sao lại vênh, vênh như vậy có chính đáng hay không...
Nếu không làm rõ được thì phải mời người lập dự án, liên danh tư vấn lên giải trình, thậm chí cho đối chất với ban quản lý và Bộ KH-ĐT. Trường hợp vẫn không làm rõ được thì mời kiểm định lại. Từ các kết quả so sánh đó báo cáo Thủ tướng, Chính phủ rồi mới trình Quốc hội.
PGS.TS Nguyễn Đình Thám cũng thừa nhận, tốc độ tàu ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư, riêng hành khách thì ông đề nghị cần có sự thống kê đầy đủ.
"Phải nhìn toàn tuyến, chẳng hạn tuyến Hà Nội-Vinh, tổng hành khách của các phương tiện hiện nay là bao nhiêu, khi đường sắt cao tốc hoạt động bao nhiêu hành khách sẽ đi...
Phải có bài toán cụ thể, không có thống kê, đánh giá chính xác thì vênh nhau nhiều là đương nhiên. Đây là bài toán cụ thể cho ngành GTVT, không riêng đường sắt", ông Thám nói.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia cũng lưu ý, Việt Nam đang phát triển kinh tế, vận tải hàng hóa mới là điều quan trọng. Đường sắt phải nâng cao năng lực vận tải hàng hóa để giảm chi phí logistics, từ đó hàng hóa Việt Nam mới có sức cạnh tranh với thế giới.
Đồng thời, đường sắt cũng phải tham gia thực hiện nhiệm vụ giảm áp lực cho đường bộ, giải quyết ách tắc và tai nạn giao thông
"Bộ GTVT phải giải bài toán tổng thể, không thể đánh cờ từng nước một, ngành đường sắt riêng, đường bộ riêng, đường thủy riêng...", PGS.TS Nguyễn Đình Thám kết lại.
Trước đó, từng trao đổi với Đất Việt, ĐBQH Lê Công Nhường (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định), Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, người đã từng chất vấn Thủ tướng về việc xây dựng đường sắt cao tốc ở Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh tổng vốn đầu tư của dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam không cần quá lớn như đề xuất của Bộ GTVT.
Tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIV, ông đã đề nghị làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam với tốc độ khoảng 200 kilomet/giờ với kinh phí khoảng 19-20 tỷ USD, tương đương khoảng 460 ngàn tỷ đồng.
Ông dẫn tính toán của các chuyên gia cho biết, làm đường sắt tốc độ 200 km/h sẽ chỉ bằng 80% kinh phí so với đường sắt 350 km/h (tư vấn đề xuất).
"Cần tham khảo mức đầu tư của một số nước, chẳng hạn mức đầu tư đường sắt cao tốc từ Nong Khai đi Bangkok (Thái Lan) là 13,9 tỷ USD trên 874km.
Việt Nam cũng là nước Đông Nam Á, tỷ lệ lạm phát không quá cao, vậy tính toán của Bộ GTVT dựa trên cơ sở nào?", vị Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đặt câu hỏi.
Trong thông cáo phát đi vào tối 9/7, Bộ GTVT cho biết, kết quả nghiên cứu của Bộ GTVT cũng như ý kiến của Bộ KH-ĐT liên quan đến quy mô, tổng mức đầu tư dự án... sẽ tiếp tục được Bộ GTVT có ý kiến, giải trình làm rõ trong quá trình thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước và thẩm tra của các cơ quan có liên quan trước khi trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án.
Bộ GTVT tiếp tục triển khai nghiên cứu, tham mưu và thực hiện các bước tiếp theo của Dự án một cách cẩn trọng, khách quan và tuân thủ đúng quy trình và các quy định của pháp luật hiện hành.
Cũng trong thông cáo này, Bộ GTVT cho biết, trên cơ sở kết quả nghiên cứu về phạm vi, quy mô, phương án công nghệ...; căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành về lập tổng mức đầu tư dự án, tư vấn trong nước (với sự hỗ trợ của tư vấn nước ngoài) đã đề xuất tổng mức đầu tư dự án là 58,7 tỷ USD.
Ngày 14/02/2018, Bộ GTVT đã có Tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Thành Luân
-
Tư nhân tham gia dự án ĐSCT Bắc-Nam: Không áp dụng BOT
Thứ Ba, 20/11/2018 10:10
-
Bộ KH-ĐT:Có thể tiết kiệm 32 tỷ USD khi xây ĐSCT Bắc-Nam
Thứ Ba, 09/07/2019 09:56
-
Cua siêu gạch Na Uy giá rẻ: 'Hàng thải, ăn bở'
Thứ Ba, 19/01/2021 13:31
-
Hỗ trợ Covid-19: Chỉ có 22,25% doanh nghiệp nhận được hỗ trợ
Thứ Ba, 19/01/2021 07:42
-
Thương hiệu Việt từ chối bán mình: Cuộc chiến chưa kết thúc
Thứ Ba, 19/01/2021 07:32
-
Nhiều lãnh đạo đồng loạt bán cổ phiếu VPBank
Thứ Hai, 18/01/2021 15:55
-
Chuyển đổi số, đâu là cơ hội cho doanh nghiệp dược phẩm?
Thứ Ba, 19/01/2021 14:03
-
Hoán cải Dmitry Donskoy để mang 200 Kalibr ?
Thứ Ba, 19/01/2021 17:58
-
Iran tuyên bố nghiền nát kẻ thù khi B-52H xuất hiện
Thứ Ba, 19/01/2021 15:32
-
8X xinh đẹp cầm đầu đường dây lô đề lớn là ai?
Thứ Ba, 19/01/2021 17:59
-
Xịt sơn, đập vỡ kính ôtô dưới khu đô thị: Lời thật...
Thứ Ba, 19/01/2021 13:34
-
Giáng đòn trực diện Fortuna, Mỹ quyết cản Nord Stream 2
Thứ Ba, 19/01/2021 13:31
-
Navalny bị bắt ngay tại sân bay, EU phản đối
Thứ Hai, 18/01/2021 09:32
-
Tiêm kích F-35 đối diện nguy cơ bị "khai tử" sớm
Thứ Hai, 18/01/2021 13:51
-
Bạo loạn trên đồi Capitol: Mỹ tìm dấu vân tay Nga...
Thứ Ba, 19/01/2021 07:31
-
Nửa tháng tiêm thử, nhiều nước hốt hoảng với vaccine Pfizer
Thứ Hai, 18/01/2021 11:00
-
'Bạo loạn Capitol' hay còn gì...khác nữa?
Thứ Hai, 18/01/2021 15:51
Bình luận
Xem thêm