Lập tổ công tác gỡ vướng Cát Linh-Hà Đông: Không dễ...
Thứ Hai, 06/04/2020 07:24
(Tài chính) - TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng vướng mắc thật sự của dự án có thể không nằm ở công nghệ, kỹ thuật mà nằm ở vấn đề tài chính, quyết toán.
Thành ủy Hà Nội và Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải vừa thống nhất lập Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Theo đánh giá, dự án hiện còn một số vấn đề kỹ thuật, đánh giá an toàn hệ thống, nghiệm thu và bàn giao chưa thống nhất giữa Bộ Giao thông vận tải và Tổng thầu của dự án.
![]() |
Lập tổ công tác gỡ vướng cho dự án Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Ngaynay |
Xâu chuỗi toàn bộ diễn biến của dự án, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng những nguyên nhân vướng mắc tại dự án đang dần sáng rõ.
Theo đó, vị chuyên gia phân tích, từ năm 2019, Bộ GTVT, Ban quản lý dự án cũng như nhà thầu đều khẳng định dự án đã hoàn thành tới 99%, chỉ còn 1% khối lượng công việc chưa được hoàn thành. Đây là nguyên nhân khiến dự án bị kéo dài thời gian đưa vào khai thác.
Tuy nhiên, từ 1% này đã gối qua hai năm nhưng tới nay, dư luận vẫn chông ngóng, và không hiểu vì sao cho tới bây giờ dự án vẫn chưa thể vận hành?
Từ câu hỏi trên, TS Nguyễn Xuân Thủy đặt ra hai giả thiết. Một là, 1% khối lượng công việc chưa hoàn thành này có thể chưa được định lượng đúng, tỉ lệ công việc chưa hoàn thành có thể cao hơn được công bố.
Thứ hai, nếu tỉ lệ công bố trên là chính xác thì cần làm rõ vướng mắc thật sự của dự án có phải nằm ở vấn đề kỹ thuật, xây dựng hay không?
Với kinh nghiệm hơn 30 năm nghiên cứu về lĩnh vực giao thông, vị chuyên gia khẳng định kỹ thuật không phải là vấn đề vướng mắc lớn ở dự án này.
"Kỹ thuật đường sắt cả thế giới đã sử dụng từ những năm đầu thế kỷ XX, các hạng mục kỹ thuật luôn bao gồm: Đường sắt, đoàn tàu, động cơ... tất cả đều không có gì bí ẩn cả. Khác nhau chỉ là kỹ thuật được nâng cấp chạy vận tốc nhanh hơn, công nghệ hiện đại hơn, vận hành an toàn hơn.
Trên thực tế, trong thông báo chung của Thành ủy Hà Nội và Ban cán sự Đảng Bộ GTVT về dự án này cũng khẳng định cơ bản hoàn thành các mục gồm: Công tác xây dựng 5/5 công trình thành phần; đã vận hành thử kỹ thuật một số chuyên ngành thiết bị từ cuối tháng 9/2018 đến tháng 3/2019.
TP Hà Nội đã hoàn thành 9/9 nội dung về chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để tiếp nhận bàn giao, đưa vào khai thác vận hành tuyến đường sắt đô thị này ngay sau khi Hội đồng nghiệm thu nhà nước đánh giá, kết luận chất lượng công trình đủ điều kiện theo quy định và cho phép bàn giao đưa vào khai thác sử dụng, bảo đảm chất lượng kỹ thuật, an toàn...
Như vậy, nếu dự án được triển khai một cách trách nhiệm, khoa học, minh bạch, không có tiêu cực, lợi ích nhóm và dự án cũng không gặp vướng mắc về công nghệ, kỹ thuật như khẳng định thì vướng mắc chắc chắn nằm ở vấn đề khác.
Tôi tin Việt Nam có đủ khả năng, trình độ có thể kiểm tra, đánh giá để đưa đoàn tàu này vào vận hành, vì thế, vấn đề không phải là kỹ thuật", ông Thủy nói.
Bằng biện pháp loại trừ, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng vướng mắc thật sự của dự án có thể không nằm ở công nghệ, kỹ thuật mà có thể nằm ở vấn đề tài chính, quyết toán.
Đây cũng chính là vấn đề được nhắc tới trong buổi làm việc với Tổ công tác của Thành ủy Hà Nội và Bộ GTVT. Cụ thể những vướng mắc này được Tổ công tác đề cập tới là khó khăn trong thực hiện yêu cầu kết luận của Kiểm toán Nhà nước về giảm trừ thanh toán, hoàn tất thủ tục liên quan...
Chính vì điểm mắc này nên hai bên đã đề nghị Kiểm toán Nhà nước trên cơ sở báo cáo cung cấp và giải trình của Bộ GTVT, rà soát lại kết luận kiểm toán để có thể xem xét, điều chỉnh đối với nội dung thuộc thẩm quyền.
Đối với những nội dung vượt thẩm quyền thì phối hợp với Tổ công tác, có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chỉ đạo về các nội dung giảm trừ thanh toán, tránh nguy cơ xảy ra tranh chấp hợp đồng, làm ảnh hưởng tới tiến độ dự án.
"Trên cơ sở báo cáo, vấn đề đã khá rõ, vướng mắc là ở đồng tiền, là vấn đề thực thu, thực chi có chính xác không, có đúng không? Đồng tiền có được sử dụng đúng công việc, đúng mục tiêu, mục đích của dự án là giảm ùn tắc giao thông hay không?
Có thể vấn đề nằm ở những cam kết, trong thỏa thuận ký kết hợp đồng vay vốn 400 triệu USD của Trung Quốc để triển khai dự án này chưa minh bạch, có khuất tất.
Cũng có thể có sự khuất tất, chưa minh bạch trong các khoản chi phí mua bán các thiết bị kỹ thuật, chi phí nhân công, tổng mức đầu tư... Vì thế đã có sự vênh nhau giữa Kiểm toán Nhà nước với nhà thầu Trung Quốc khiến dự án bị kéo dài, không đưa vào khai thác được", ông Thủy nêu giả thiết.
TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng dính tới tài chính, tiền bạc là vấn đề rất phức tạp. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định mọi vấn đề đều có giải pháp nhưng đi cùng với giải pháp là phải có người dám chịu trách nhiệm về việc này.
Cho rằng việc thành lập Tổ công tác để tháo gỡ khó khăn cho dự án là rất cần thiết nhằm sớm đưa dự án vào hoạt động.
"Việc đầu tiên là tìm giải pháp gỡ vướng cho dự án thật hợp lý và tiết kiệm. Các phương án tài chính phải hợp lý, khoa học, phù hợp với thực tiễn.
Song song với đó là phải làm rõ những uẩn khúc liên quan chưa được tháo gỡ. Phải xem các cơ quan chức năng liên quan đã làm đúng, làm hết chức năng, nhiệm vụ của mình tại dự án này hay chưa?
Mức đầu tư bình quân trên thế giới với tàu điện ngầm từ 145 - 160 triệu USD/km, đường sắt đô thị trên cao chỉ bằng 1/4 tức khoảng 40 - 50 triệu USD/km. Với 13 km đường sắt mà tổng mức đầu tư (dự kiến điều chỉnh) lên tới 891,92 triệu USD, tức mỗi kilomet tốn gần 70 triệu USD là quá đắt đỏ. Đó là còn chưa nói tới công nghệ, thiết bị cho đoàn tàu đã phải là thiết bị hiện đại, đắt nhất của Trung Quốc sản xuất hiện nay hay chưa thì chưa rõ.
Vì thế, phải xem xét lại trách nhiệm của các đơn vị thực hiện dự án, bởi gánh nặng tăng chi phí vốn vay sau này người dân sẽ phải chịu", ông Thủy nói.
Lam Nguyễn
-
Dự án Cát Linh-Hà Đông đã trả tổng thầu 509 triệu USD
Thứ Ba, 31/03/2020 07:39
-
Lập tổ công tác gỡ vướng dự án Cát Linh - Hà Đông
Thứ Năm, 02/04/2020 15:31
-
Xử lý nghiêm hành vi tăng giá thuê tàu và container
Thứ Bảy, 16/01/2021 10:25
-
Làm rõ phản ánh chọn nhà thầu nhiệt điện Quảng Trạch 1
Thứ Năm, 14/01/2021 14:28
-
Trái đắng từ những cây sanh tiền tỷ: Hệ quả lòng tham
Thứ Sáu, 15/01/2021 16:07
-
Cảng Lạch Huyện bị sa bồi: Chuyện không lạ
Thứ Sáu, 15/01/2021 13:40
-
Giá container rỗng tăng 10 lần: Giá ảo và nỗi buồn thật?
Thứ Sáu, 15/01/2021 08:04
-
21 phát đại bác chào ông Trump, ông Biden lo bạo động
Thứ Bảy, 16/01/2021 09:19
-
Con trai nguyên Bí thư dùng bằng giả: 'Quán photo làm bằng'
Thứ Bảy, 16/01/2021 07:57
-
Nga công bố đòn đánh cực chính xác của Orion tại Syria
Thứ Bảy, 16/01/2021 07:55
-
Thanh niên rơi xuống đất tử vong nghi do quay Tik Tok
Thứ Bảy, 16/01/2021 07:58
-
Thụy Điển ra phán quyết buồn cho Huawei ở châu Âu
Thứ Bảy, 16/01/2021 07:51
-
Vaccine Nga tốt nhất: Ông Putin trả lời ý muốn của Mỹ?
Thứ Năm, 14/01/2021 07:57
-
Dọa đóng cửa hầm Hải Vân 2: Đừng mặc cả!
Thứ Năm, 14/01/2021 07:42
-
Rời EU, Anh kêu gọi trừng phạt Nord Stream 2
Thứ Năm, 14/01/2021 07:35
-
Đối lập Nga trúng độc Novichok sắp...về nước
Thứ Năm, 14/01/2021 07:34
-
Nhà chồng chia đất cho con gái mà không nói với tôi
Thứ Năm, 14/01/2021 07:36
Bình luận
Xem thêm