1,8 triệu tấn nhôm Trung Quốc giả mác Việt: Tính lợi ích
Thứ Năm, 31/10/2019 13:34
(Thị trường) - Nhôm Việt vào Mỹ bị đánh thuế 15%, nhôm Trung Quốc 374%. Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với nhôm Trung Quốc thì doanh nghiệp vẫn lợi.
Thông tin Tổng cục Hải quan chặn đứng 1,8 triệu tấn nhôm chủ yếu có nguồn gốc Trung Quốc, ước tính trị giá khoảng 4,2 tỷ USD, nhập về Việt Nam để giả mạo xuất xứ nhằm xuất khẩu sang Mỹ và các nước đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Theo hải quan, "núi nhôm" trên là của Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu Việt Nam. Theo tìm hiểu, năm 2011, Nhôm Toàn Cầu VN được cấp phép do hai người mang quốc tịch Úc (gốc Trung Quốc) là ông Jacky Cheung (sở hữu 10%) và ông Wang Tong (90%) góp vốn làm chủ đầu tư tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Conac, xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Thời hạn dự án kéo dài 37 năm với công suất hơn 200.000 tấn/năm và chủ yếu xuất khẩu.
Đáng lưu ý, thông tin về vụ 1,8 triệu tấn nhôm nói trên được đưa ra trong bối cảnh Bộ Công thương vừa áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép có xuất xứ từ Trung Quốc.
Theo quyết định ngày 28/9 của Bộ Công thương, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhôm thanh đùn ép của Trung Quốc là từ 2,49% đến 35,58%. Biện pháp chống bán phá giá này sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày quyết định trên có hiệu lực.
Trao đổi với Đất Việt, chuyên gia luyện kim - GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn, thử tính: nhôm của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chỉ phải chịu thuế khoảng 15%, còn nhôm của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ phải chịu mức thuế cao gấp 25 lần - lên đến 374%.
Nếu doanh nghiệp đưa nhôm Trung Quốc vào Việt Nam, bị Việt Nam áp dụng thuế chống bán phá giá 35,58% thì họ vẫn có lời gấp nhiều lần so với xuất thẳng từ Trung Quốc sang Mỹ.
![]() |
Cảng biển nước sâu Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Tiền phong |
Chính vì thế, động tác áp thuế chống bán phá giá của Việt Nam đối với một số sản phẩm nhôm của Trung Quốc, theo GS.TSKH Phạm Phố, chỉ như "gãi ngứa", "giơ cao đánh khẽ" đối với doanh nghiệp làm ăn không chân chính, bởi họ vẫn có khả năng xuất được hàng sang Mỹ và kiếm lời như thường.
Điều tai hại nằm ở chỗ, nếu những sản phẩm nhôm Trung Quốc gắn mác Việt Nam được xuất vào Mỹ, qua kiểm tra bị Mỹ phát hiện, thì ngay lập tức, hàng Việt sẽ phải lãnh hậu quả, bị kết tội lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp mà Mỹ đã áp với hàng Trung Quốc trước đó và sản phẩm nhôm Việt Nam phải chịu mức thuế cao ngất ngưởng từ Mỹ.
Hệ quả là nó sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nhôm chân chính của Việt Nam cả về lợi nhuận lẫn uy tín khi các công ty này vốn đã phải chịu sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ-Trung ngày càng diễn biến căng thẳng và chưa có hồi kết.
Vị chuyên gia khẳng định, đây không phải là câu chuyện mới. Năm 2016, câu chuyện về kho nhôm của doanh nghiệp Trung Quốc ở Bà Rịa-Vũng Tàu đã gây xôn xao dư luận, giờ lại xảy ra vụ việc này, cho thấy tính toán của doanh nghiệp trong nghi vấn lẩn tránh né thuế xuất hàng sang Mỹ.
"Tình trạng gian lận xuất xứ, thương mại không chỉ diễn ra với nhôm mà còn với nhiều mặt hàng khác như thép, hợp kim... Sau tất cả, hàng Việt sẽ phải chịu hậu quả ...", GS Phố nhấn mạnh.
Nhân câu chuyện này, nguyên Hiệu trường trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn cũng nói rõ hơn về năng lực sản xuất nhôm, thép của Việt Nam. Theo đó, về thép, hiện nay Việt Nam có thể tự túc được nhưng vì hàng Trung Quốc rẻ hơn nên về doanh nghiệp vẫn nhập, riêng thép đặc biệt - thép hợp kim đều phải nhập khẩu cả.
Đối với nhôm, Trung Quốc sản xuất được nhôm từ quặng với số lượng cực lớn, dư thừa. Trong khi đó, Việt Nam chưa sản xuất được nhôm từ quặng, phải mua nguyên liệu thô rồi gia công lại. Hai cơ sở khai thác quặng bauxite ở Lâm Đồng, Đắk Nông chỉ sản xuất ra Al2O3 (alumin), chưa phải là nhôm.
"Từ alumin ra nhôm tốn rất nhiều điện, mà hiện nay chúng ta chưa có khả năng cung cấp điện để điện phân nhôm", GS.TSKH Phạm Phố cho biết.
Từ những thực tế trên, vị chuyên gia cho rằng Việt Nam phải thấy rõ hậu quả nếu để tình trạng gian lận xuất xứ, thương mại diễn ra: đó là ngành luyện kim của Việt Nam không lớn lên được, sản phẩm nhôm, thép bị Mỹ áp thuế cao, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước.
Ông khẳng định, cho tới nay, biện pháp phòng tránh của Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh.
"Biện pháp có mạnh hay không phải xem pháp luật thế nào, người thi hành có tuân thủ pháp luật hay không ?
Bây giờ phải rõ ràng: hàng xuất nhập khẩu phải có sổ sách, thống kê, hàng hóa đưa vào phải biết để tại kho nào, sử dụng làm gì, sau một thời gian thì còn bao nhiêu, số còn lại bán đi hay để lại làm gì... Cứ kiểm tra nghiêm khắc thì sẽ làm rõ", GS.TSKH Phạm Phố nói.
Thành Luân
-
1,8 triệu tấn nhôm Trung Quốc giả mác Việt Nam: Nghịch lý
Thứ Tư, 30/10/2019 11:31
-
Tỷ phú tuyển bảo mẫu; Dũng lò vôi tố thần y
Chủ Nhật, 07/03/2021 07:29
-
Phát triển kinh tế-văn hóa sáng tạo: Mong sửa Nghị định 06
Chủ Nhật, 07/03/2021 08:26
-
Không vay mắc nợ: Tín dụng đen lan tới cả ngân hàng
Thứ Bảy, 06/03/2021 13:39
-
Việt Nam nhập mạnh ô tô, Trung Quốc mở xưởng ở Thái
Thứ Bảy, 06/03/2021 13:39
-
Xem xét mở cửa thị trường du lịch quốc tế
Thứ Bảy, 06/03/2021 07:36
-
Nữ sinh đánh nhau, bạn đứng reo hò: Ghen nhau học?
Chủ Nhật, 07/03/2021 18:19
-
Radar hiện đại của Nga xuất hiện ở Donbass, EU lo lắng
Chủ Nhật, 07/03/2021 18:18
-
Con trai dùng gậy sát hại bố: Gia đình có điều kiện
Chủ Nhật, 07/03/2021 18:18
-
Tin mới 2 anh em chết đuối dưới hố chôn cột điện
Chủ Nhật, 07/03/2021 13:45
-
Ba Lan nói về "chiến tranh thông tin" của Nga ở Kaliningrad
Chủ Nhật, 07/03/2021 13:50
-
Slovakia: Chọn vaccine Nga thay vì cái chết
Chủ Nhật, 07/03/2021 07:42
-
SN10 nổ tung sau thử nghiệm, SpaceX tuyên bố thành công
Thứ Bảy, 06/03/2021 07:45
-
Mỹ sẽ làm vũ khí nhanh hơn Zircon để đua với Nga
Thứ Bảy, 06/03/2021 13:42
-
Kremlin định bóp nghẹt Mỹ bằng cuộc chiến titan?
Thứ Bảy, 06/03/2021 07:37
-
Đàn 'Gà so sám' Mỹ nguy hiểm hơn nhiều 'Tia chớp' Nga
Chủ Nhật, 07/03/2021 07:18
Bình luận
Xem thêm