Đề xuất điện một giá bằng 145-155% giá điện bình quân
Thứ Ba, 11/08/2020 09:28
(Thị trường) - Bộ Công thương đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.
Theo đó, đối với cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt, dự thảo được Bộ Công thương xây dựng đề xuất 2 phương án lựa chọn, gồm hoặc 5 bậc theo phương án 1, hoặc 5 bậc và một giá theo phương án 2.
Phương án 1: Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt 5 bậc.
+ Ghép bậc 1 và bậc 2 hiện hành thành bậc 1 mới (từ 0-100 kWh), giá bậc 1 mới được giữ nguyên bằng bậc 1 hiện hành.
+ Giữ nguyên giá cho các hộ có mức sử dụng điện phổ biến từ 101-200 kWh.
+ Ghép các bậc từ 201-300 kWh với 301-400 kWh thành bậc mới.
+ Tách bậc thang trên 401 kWh thành 2 bậc mới: 401-700 kWh và trên 700 kWh.
![]() |
Phương án 1 được Bộ Công thương đề xuất |
Phương án 2: Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt 5 bậc và giá bán lẻ điện một giá (khách hàng được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá).
Trong phương án 2, Bộ Công thương đưa ra 2 kịch bản 2A và 2B. Đáng chú ý, phương án 2 đã cho người dùng điện lựa chọn giá điện sinh hoạt 5 bậc hoặc điện một giá. Mức giá của điện một giá được xác định cao hơn giá bán lẻ điện bình quân.
![]() |
Phương án 2A được đề xuất |
Ở kịch bản 2A, biểu giá luỹ tiến 5 bậc có tỉ lệ thấp nhất bằng 90% giá bán lẻ điện bình quân cho kWh 0-100 và cao nhất 274% giá bán lẻ điện bình quân với kWh từ 701 trở lên. Còn điện một giá tương ứng 145% giá bán lẻ điện bình quân, khoảng 2.703 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).
Với kịch bản 2B, giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc có tỉ lệ thấp nhất 90% giá bán lẻ điện bình quân cho 0-100 kWh và cao nhất 185% giá bán lẻ điện bình quân từ 701 kWh trở lên. Còn điện một giá là 155% giá bán lẻ điện bình quân, khoảng 2.890 đồng một kWh, chưa gồm thuế VAT.
![]() |
Phương án 2B theo đề xuất của Bộ Công thương |
Tỷ lệ giá bán lẻ so với mức giá bán lẻ điện bình quân ở các phương án cũng có chênh lệch nhau khá lớn. Cụ thể, nếu ở phương án 1 bậc 1 có tỷ lệ là 90%, thì bậc 5 ở mức cao nhất với 168%. Trong khi phương án 2A bậc 5 mức cao nhất là 274% và phương án 2B là 185%.
Dự thảo nêu rõ, khách hàng sử dụng điện được quyền lựa chọn áp dụng giá bán lẻ điện 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá. Thời gian tối thiểu khi khách hàng thay đổi từ giá bán lẻ điện 5 bậc sang giá bán lẻ điện một giá hoặc ngược lại là 1 năm tính từ thời điểm bắt đầu thay đổi (12 kỳ hóa đơn thanh toán).
Trong dự thảo, chính sách cho hộ nghèo theo tiêu chí về thu nhập do Thủ tướng Chính phủ quy định vẫn được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt, mức hỗ trợ hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.
Với hộ chính sách xã hội là có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 kWh được hỗ trợ tiền điện tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.
Góp ý cho việc sửa đổi biểu giá bán lẻ điện, chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm ủng hộ áp dụng điện một giá, nhưng mức giá này đúng bằng giá điện bình quân đã được phê duyệt, như thế sẽ công bằng nhất. Người nghèo, hộ chính sách vẫn được hưởng ưu đãi của Nhà nước chứ không phải sẽ bị thiệt như một số ý kiến nhận định khi áp dụng cách tính này. Bên cạnh đó phải có quỹ bình ổn giá để bù đắp cho người dùng ít.
Lý giải cho đề xuất điện một giá phải đúng bằng giá điện bình quân, chuyên gia Ngô Đức Lâm cho biết, giá điện bình quân đã được tính để đảm bảo cho tất cả các đơn vị điện lực và toàn ngành điện duy trì được các chi tiêu tài chính để hoạt động bình thường và có lãi để đảm bảo tái đầu tư và phúc lợi. Ngoài giá điện bình quân để tính doanh thu, ngành điện không được thu thêm nguồn gì khác.
Trường hợp áp dụng giá điện bậc thang, TS Ngô Đức Lâm đề nghị chia làm 3 bậc lũy tiến điều hòa, gồm nhóm bậc thấp cần có trợ giá, nhóm bằng giá bình quân và nhóm bậc cao hơn giá bình quân để điều hòa giá thay vì hai phương án đề xuất như hiện nay của Bộ Công thương.
"Dù chọn phương án nào cũng phải minh bạch và giá điện phải bảo đảm đủ hoạt động của ngành điện tái đầu tư, bảo đảm công bằng xã hội, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng và Nhà nước", vị chuyên gia nói.
Ông Lâm cũng đề nghị cần soát xét lại toàn bộ giá điện, bảo đảm công khai, minh bạch, xem xét lại toàn bộ tính hợp lý của các chi phí đầu vào khi tính giá cho tất cả các thành phần và giá thành sản xuất; tính toán đầy đủ các yếu tố ngoại lai trong giá điện và hoàn thành thị trường điện đầy đủ theo quy định, bảo đảm công bằng cho các doanh nghiệp phát điện, cạnh tranh đầy đủ, xoá bỏ độc quyền.
Minh Thái
-
Không tăng giá điện bình quân, sao hóa đơn vẫn tăng?
Thứ Sáu, 10/07/2020 13:38
-
Lại bàn chuyện EVN tính giá điện bậc thang
Thứ Ba, 28/07/2020 14:20
-
Sắc lệnh Buy American: Trung Quốc chịu ảnh hưởng lớn?
Thứ Năm, 28/01/2021 07:11
-
Thưởng thức Live concert "Tổ Quốc Tôi Yêu" cùng PVN-PV GAS
Thứ Năm, 28/01/2021 09:54
-
Sunshine Group– Nhà phát triển BĐS hạng sang tiêu biểu nhất 2020
Thứ Năm, 28/01/2021 15:00
-
8/11 mẫu cá tầm nhập lậu từ TQ: Chủ hồ nói thật
Thứ Năm, 28/01/2021 07:36
-
Intel rót thêm 475 triệu USD đầu tư vào Việt Nam
Thứ Tư, 27/01/2021 16:24
-
Cái kết của kiến trúc sư sát hại bác ruột
Thứ Năm, 28/01/2021 18:28
-
Ông Putin mở lời với châu Âu, EU sẵn sàng không?
Thứ Năm, 28/01/2021 18:28
-
Cận cảnh taxi bay Nga cất cánh
Thứ Năm, 28/01/2021 18:24
-
Úc nói Trung Quốc thiếu "nhất quán"...
Thứ Năm, 28/01/2021 16:05
-
Ninh Bình muốn làm sân bay, Cục Hàng không nói gì?
Thứ Năm, 28/01/2021 13:34
-
Vụ Navalny: Tổng thống Putin giúp Mỹ-phương Tây 'cầu được ước thấy'
Thứ Tư, 27/01/2021 14:16
-
Chuyên gia Mỹ mách nước cách phát hiện F-22 và F-35
Thứ Ba, 26/01/2021 18:35
-
Ông Putin: Biệt thự bờ biển Đen là tin đồn tẩy não
Thứ Ba, 26/01/2021 11:42
-
Nga sẽ không ngủ quên trên đống tiền bán dầu-khí
Thứ Ba, 26/01/2021 14:11
-
Ông Juan Guaido không còn được EU ủng hộ
Thứ Ba, 26/01/2021 16:36
Bình luận
Xem thêm