Chiến tranh Trung Đông: NATO lách Điều 5, giúp Mỹ-Israel đánh Iran?
Chủ Nhật, 03/06/2018 13:30
(Bình luận quân sự) - NATO tuyên bố rằng, Tel Avip sẽ không nhận được viện trợ quân sự từ khối này, nếu Israel và Iran xảy ra chiến tranh, nhưng thực tế thì sao?
Mỹ sẽ can dự nếu xảy ra chiến tranh Iran-Israel?
Quan hệ Israel với Iran đang căng thẳng trong bối cảnh Mỹ đã rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 (còn được gọi là Chương trình Hành động chung Toàn diện - JCPOA), mà nhóm P5+1 (gồm 5 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức) đã ký với Tehran vào năm 2015.
Tel Avip cáo buộc, sau khi ký kết JCPOA, Iran vẫn lén lút tiếp tục chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM); ủng hộ chính phủ Syria và cung cấp vũ khí cho phong trào Hezbollah của Lebanon, gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của nước này.
Các quan chức Tel Avip đã nhiều lần nói rằng, chính quyền nước này sẽ không cho phép Iran biến Syria, đất nước đã bị nhấn chìm trong một cuộc nội chiến từ năm 2011, trở thành một tiền đồn quân sự của họ, lấy đó làm bàn đạp tấn công vào lãnh thổ Israel.
Ngày 10 tháng 5, Không quân Israel đã huy động 28 chiến đấu cơ, tấn công hơn 70 quả tên lửa không đối đất vào hàng chục mục tiêu mà họ cho là “Trung tâm chỉ huy, cơ sở tình báo, điểm tập trung quân và kho vũ khí tên lửa của Iran” trong lãnh thổ Syria ở các tỉnh Homs và Damascus, đáp trả lại cái gọi là “các lực lượng Iran đã bắn 20 tên lửa tại các vị trí của Lực lượng Phòng vệ Israel tại cao nguyên Golan, mà nước này đã chiếm của Syria vào năm 1967.
Iran cương quyết phủ nhận đưa quân và tên lửa sang Syria, chỉ có những cố vấn Iran giúp Syria trong cuộc chiến chống khủng bố IS. Căng thẳng giữa ai bên đã leo thang thành nguy cơ xung đột quân sự khi Tehran tuyên bố, nếu còn tái diễn những hành động này, Israel sẽ phải nhận đòn đáp trả tàn khốc.
Theo giới quan sát, trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Iran, chắc chắn Lầu Năm Góc sẽ tham chiến để hỗ trợ Israel, bởi Tel Avip là đồng minh quan trọng nhất của Washington, là con bài vô cùng quan trọng của Mỹ ở Trung Đông, giúp “chú Sam” gây rối loạn ở khu vực này, nhằm gia tăng can thiệp chính trị-quân sự, chi phối các đồng minh Ả rập, củng cố và gia tăng ảnh hưởng địa-chính trị ở khu vực Trung Đông-Bắc Phi.
Nếu Mỹ tham chiến với vai trò hiện nay là người lãnh đạo Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương, các nước thành viên của khối này có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia cuộc chiến chống Iran hay không?
![]() |
Mỹ và đồng minh Israel có thể tấn công Iran từ nhiều hướng, bằng nhiều phương tiện chiến tranh |
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Spiegel của Đức rằng, Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương sẽ không cung cấp trợ giúp cho Israel, trong trường hợp có một cuộc tấn công tiềm tàng từ Iran.
Theo ông, Tel Avip là đối tác của NATO nhưng vì Israel không phải là thành viên của liên minh, nên Điều 5 về “Phòng thủ tập thể” của khối này sẽ không được áp dụng, Stoltenberg nói với tạp chí.
Vị Tổng thư ký NATO nhấn mạnh rằng, những hành động của Mỹ ở Trung Đông là chủ trương riêng của Nhà Trắng, còn liên minh quân sự này chưa bao giờ tham gia vào quá trình hòa bình Trung Đông và đó cũng không phải là nhiệm vụ của NATO.
NATO không tham dự, nhưng... có thể lách luật
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là liên minh quân sự quan trọng nhất thế giới. Nó được hình thành trong vai trò một thành lũy chống lại sự xâm lược của Liên Xô trong thời kỳ đầu sau Thế chiến II, song vẫn được duy trì và hoạt động khá tích cực trong nhiều thập niên sau khi Liên Xô sụp đổ.
Một trong những nguyên tắc sáng lập của NATO là “Phòng thủ tập thể”, thể hiện trong điều khoản số 5 - điều khoản quan trọng nhất của Hiệp ước Washington 1949 (còn gọi là Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương).
Điều khoản này quy định rằng “bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào một hay một số thành viên của liên minh đều được coi là một cuộc tấn công vào toàn bộ liên minh” và tất cả các thành viên sẽ hỗ trợ nạn nhân của một cuộc tấn công như vậy “ngay lập tức”.
Điều khoản số 5 quy định rằng hành động đáp trả có thể bao gồm tấn công vũ trang, song đây không phải là điều kiện bắt buộc mà NATO sẽ có hành động như vậy “nếu xét thấy cần thiết” để khôi phục và duy trì an ninh của khối (về thực chất, đòn này sẽ được tung ra nếu đối thủ yếu hơn).
-
So sánh tiềm lực quân sự: Cửa thắng cho Iran hay Israel?
Thứ Bảy, 26/05/2018 11:54
-
Mỹ rút khỏi JCPOA: ‘Tối hậu thư’ 12 điểm đối với Iran
Thứ Hai, 28/05/2018 07:49
-
Iran rút khỏi phía Nam Syria: Vẫn chưa đủ với Israel
Thứ Tư, 30/05/2018 07:18
-
Israel vạch kế hoạch tuyệt mật phá cơ sở hạt nhân Iran
Thứ Sáu, 01/06/2018 07:05
-
Mỹ rút khỏi JCPOA: Giáng đòn vào ‘Air Force One’ Iran
Thứ Bảy, 02/06/2018 13:41
-
Mỹ sẵn kịch bản nếu Tomahawk bị ngắt tín hiệu vệ tinh
Thứ Bảy, 27/02/2021 07:51
-
Tàu sân bay mới của Nga sẽ mang theo Su-57 và Okhotnik
Thứ Bảy, 27/02/2021 16:55
-
Mỹ không có gì để chống lại tàu ngầm Borey của Nga
Thứ Bảy, 27/02/2021 13:49
-
Loại vũ khí F-15E khiến 17 dân quân thân Iran thiệt mạng
Thứ Bảy, 27/02/2021 07:43
-
Binh sĩ Nga bán trộm 56 bộ quân phục Ratnik
Thứ Bảy, 27/02/2021 07:42
-
Triệu tập nghi phạm bị tố sàm sỡ phụ nữ nước ngoài
Thứ Bảy, 27/02/2021 19:00
-
HoREA đề xuất các trường hợp ưu tiên cấp sổ hồng
Thứ Bảy, 27/02/2021 14:54
-
Diễn biến mới vụ nhà báo Khashoggi: Quan hệ Mỹ-Riyadh ra sao?
Thứ Bảy, 27/02/2021 16:51
-
Cán bộ pháp lý vào nhà nghỉ với vợ người: 'Chỉ...chung phòng'
Thứ Bảy, 27/02/2021 11:10
-
Mỹ không có gì để chống lại tàu ngầm Borey của Nga
Thứ Bảy, 27/02/2021 13:49
-
Báo Mỹ nói ông Biden tô chiến thắng cho ông Putin
Thứ Năm, 25/02/2021 11:38
-
Mỹ công khai dội lửa vào Syria
Thứ Sáu, 26/02/2021 10:44
-
B1-B tại Na Uy: Khẩu súng kề thái dương hạm đội Nga
Thứ Sáu, 26/02/2021 07:23
-
Dân gánh 28 tỷ USD tiền điện, Texas loay hoay tự cứu
Thứ Năm, 25/02/2021 18:20
-
Cách mạng vệ tinh trinh sát: Nga có cái tương tự không?
Thứ Năm, 25/02/2021 13:35
Bình luận
Xem thêm