Trung Quốc lộ mưu đưa thủy phi cơ Nga ra Biển Đông
Chủ Nhật, 05/06/2016 14:18
(Vũ khí) - Trung Quốc mua thủy phi cơ Be-200 của Nga cho Cục Lâm nghiệp nước này phục vụ chữa cháy, song ai cũng hiểu mưu đồ khác của nước này ở Biển Đông.
Từ đầu năm nay, Nga và Trung Quốc đã có các buổi hội đàm đầu tiên về hợp đồng xuất khẩu thủy phi cơ Be-200 cho Bắc Kinh sau lần giới thiệu tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải hồi năm 2012.
Được biết, Trung Quốc đang đàm phán để mua máy bay Be-200 và cả một loại nhỏ hơn là Be-130 cùng với đó là mua luôn cả dây truyền sản xuất.Tổng giám đốc Beriev Victor Kobzev từng chia sẻ:
"Tôi đang rất lạc quan về việc đạt được một thỏa thuận xây dựng dây truyền sản xuất Be-130 tại Trung Quốc. Họ đã có lời đề nghị đến chúng tôi từ lâu”.
![]() |
Thủy phi cơ Be-200 của Nga. |
Dù dưới danh nghĩa mua Be-200 cho Cục Lâm nghiệp Quốc gia Trung Quốc, nhưng ai cũng hiểu rằng Bắc Kinh muốn sở hữu Be-200 cho một mục đích khác. Mẫu thủy phi cơ này quá phù hợp các hoạt động quân sự của Trung Quốc các vùng biển tranh chấp chủ quyền giữa nước này các quốc gia láng giềng như Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Be-200 còn được mệnh danh là mẫu máy bay chống ngầm và tuần tra ven biển thế hệ mới, rất phù hợp cho các quốc gia có đường ven biển dài.
Một chiếc Be-200 có thể hoạt động trên biển với nhiều vai trò khác nhau từ tuần tra, chống ngầm, cho đển đổ bộ và vận tải hàng hóa. Nó có thể cất hạ cánh ở vùng nước sâu 2,5m với sóng cao lên đến 1,3m và chỉ cần đường băng trên nước dài 2.300m. Be-200 có thể bay với tốc độ lên tới 610 km/giờ với phạm vi hoạt động đạt 3.100 km. Với phần thân được làm bằng vật liệu chống ăn mòn đặc biệt thủy phi cơ này có thể hoạt động liên tục trên biển.
![]() |
Trung Quốc thực sự muốn dùng Be-200 không chỉ cho lâm nghiệp. |
Một chiếc Be-200 có thể mang theo 12 tấn nước dành cho hoạt động chữa cháy hoặc 7.5 tấn hàng hóa cho mục đích vận tải, bên cạnh đó nó còn có biến thể dành cho các chuyến bay chở khách thương mại với sức chứa lên tới 72 người.
Be-200 là loại thủy phi cơ đa năng lớn nhất thế giới, được Công ty máy bay Beriev vốn đã nổi tiếng với các thiết kế thủy phi cơ "siêu hầm hố" phát triển.
Đặc biệt khả năng tuần tra trên biển của Be-200 đã gây được rất nhiều sự chú ý của các khách hàng nước ngoài. Các chuyên gia hàng đầu trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga kỳ vọng thủy phi cơ Be-200 sẽ có những triển vọng xuất khẩu lớn cho các quốc gia có đường bờ biển dài.
Việc tái vũ trang Be-200 là điều hết sức đơn giản đối với Bắc Kinh thậm chí nước này cũng có thể mua giấy phép sản xuất hoặc sao chép lại mẫu thủy phi cơ này từ Nga.
Được biết vào cuối tháng trước, nhà máy chế tạo máy bay Taganrog của Beriev đã hoàn tất việc lắp ráp chiếc thủy phi cơ Be-200ES đầu tiên. Đây là biến thể hiện đại hóa mới nhất của dòng thủy thi cơ Be-200 do Tổng công ty chế tạo hàng không Beriev phát triển.
Thủy phi cơ Be-200ES được cải tiến đáng kể về phần khung máy bay, trang thiết bị điện tử được hiện đại hóa và một số nâng cấp khác. Biến thể nâng cấp này được xây dựng trên các bản báo cáo về khả năng hoạt động của những chiếc Be-200 trước đây giúp mẫu thủy phi cơ này hoàn thiện hơn.
![]() |
Thủy phi cơ Be-200ES mới nhất của Nga. |
Trước đó, hồi năm 2013, Trung Quốc đã có ý đồ tung thủy phi cơ Giao Long ra Biển Đông. Thủy phi cơ này theo truyền thông Trung Quốc là loại phi cơ lưỡng dụng thủy lục lớn nhất thế giới.
Các chuyên gia quan ngại, tàu Giao Long của Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng trong mưu đồ quân sự và tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc. Mà cụ thể là là nhằm tăng tác động trong các cuộc tranh chấp chủ quyền ở Thái Bình Dương, nhất là ở Biển Đông.
Chuyên gia quân sự Nga vừa bình luận rằng, thủy phi cơ Giao Long của Trung Quốc có thể trở thành một vũ khí nham hiểm ở Biển Đông.
Tờ Japan Times dẫn lời một số nhà phân tích cho rằng tàu Giao Long có thể giúp vẽ chính xác bản đồ dưới đáy biển, tăng cường năng lực hoạt động cho tàu ngầm của quân đội Trung Quốc. Ngoài ra, nó còn có thể được dùng trong việc thâm nhập vào cáp thông tin ngầm của các nước khác để chặn các bí mật ngoại giao và thương mại.
Huy Vũ (Tổng hợp)
-
TQ bắt đầu dùng thủy phi cơ xâm phạm Hoàng Sa
Thứ Năm, 23/04/2015 14:29
-
Indonesia mua thủy phi cơ Be-200 cho nhiệm vụ gì?
Thứ Ba, 03/11/2015 07:23
-
Mỹ sẽ làm vũ khí nhanh hơn Zircon để đua với Nga
Thứ Bảy, 06/03/2021 13:42
-
Báo Nga: Ấn Độ lo Trung Quốc hiểu rõ về S-400
Thứ Bảy, 06/03/2021 19:01
-
Nga nói thật nguyên nhân lùi thời điểm trang bị tăng Armata
Thứ Bảy, 06/03/2021 17:20
-
Mỹ chưa có lời giải cho vũ khí laser đánh chặn
Thứ Bảy, 06/03/2021 15:39
-
UAV Houthi bay ngàn km tấn công sân bay Saudi Arabia
Thứ Bảy, 06/03/2021 13:44
-
Bước đi mới của Ukraine ngăn Trung Quốc thâu tóm Motor Sich
Chủ Nhật, 07/03/2021 07:03
-
Báo Nga: Ấn Độ lo Trung Quốc hiểu rõ về S-400
Thứ Bảy, 06/03/2021 19:01
-
Chia tay, chồng đòi vợ trả tiền ăn, học: Khó chấp nhận!
Thứ Bảy, 06/03/2021 14:42
-
Nga nói thật nguyên nhân lùi thời điểm trang bị tăng Armata
Thứ Bảy, 06/03/2021 17:20
-
Bắt chủ mưu tạt mắm tôm tiệm thuốc: Lại tín dụng đen
Thứ Bảy, 06/03/2021 17:19
-
Ankara tuyên bố giúp Kiev nếu xung đột trên biển với Nga
Thứ Sáu, 05/03/2021 07:44
-
EU xem xét cấp phép nhưng vẫn từ chối Sputnik V?
Thứ Sáu, 05/03/2021 07:33
-
Nord Stream-2: Lời khuyên ông Biden không nên lịch sự với Đức
Thứ Sáu, 05/03/2021 13:34
-
SN10 nổ tung sau thử nghiệm, SpaceX tuyên bố thành công
Thứ Bảy, 06/03/2021 07:45
-
Mỹ quyết trừng phạt Nga: Tái diễn Chiến tranh Lạnh?
Thứ Sáu, 05/03/2021 07:33
Bình luận
Xem thêm