Điểm nóng Belarus: Nêu vấn đề sửa Hiến pháp
Thứ Tư, 19/08/2020 07:35
(Quan hệ quốc tế) - Nếu phe đối lập chấp nhận, ông Lukashenko sẽ trở thành tổng thống lâm thời hoặc bị thay thế bằng một tổng thống khác hay một chính phủ chuyển tiếp...
Tổng thống Belarus nêu điều kiện chuyển giao quyền lực
Theo TASS, ngày 17/8, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã tuyên bố sẵn sàng tổ chức bầu cử quốc hội, bầu cử tổng thống mới cũng như chuyển giao quyền lực, nhưng điều này chỉ diễn ra sau một cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp.
Tổng thống Lukashenko đưa ra tuyên bố trên sau khi cựu nữ ứng cử viên tổng thống Svetlana Tikhanovskaya, từ Litva, khẳng định bà đã chuẩn bị tâm thế để sẵn sàng lên nắm quyền và thực hiện vai trò của người đứng đầu nhà nước Belarus.
Tuy nhiên, ông Lukashenko khẳng định sẽ không chuyển giao quyền lực dưới sức ép của đám đông biểu tình ủng hộ phe đối lập, vốn cáo buộc ông tái cử với hơn 80% là nhờ "gian lận" trong cuộc bầu cử.
“Chúng ta cần một bản Hiến pháp mới. Hiến pháp mới phải được thông qua bởi một cuộc trưng cầu dân ý, vì trước đây Hiến pháp của đất nước chúng ta cũng thông qua bởi một cuộc trưng cầu dân ý.
Chúng ta sẽ thay đổi bằng một cuộc trưng cầu dân ý và tôi sẽ chuyển giao quyền lực của mình theo Hiến pháp. Điều này không xảy ra vì sức ép hay vì các cuộc biểu tình trên đường phố", nhà lãnh đạo đương thời của Belarus nhấn mạnh.
![]() |
Các cuộc biểu tình tại Belarus vẫn tiếp tục |
Các cuộc biểu tình quy mô lớn phản đối kết quả cuộc bầu cử tổng thống và kêu gọi ông Lukashenko từ chức đã kéo dài sang tới ngày thứ 9 và chưa thấy có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ngày 17/8, gần 5.000 công nhân ở nhà máy Minsk Tractor Works đã xuống đường tham gia biểu tình, yêu cầu Tổng thống Lukashenko từ chức, chuyển giao quyền lực cho chính trị gia đối lập Svetlana Tikhanovskaya.
Đáng nói là, trong lúc sức ép trong nước ngày một tăng như vậy thì sức ép từ bên ngoài đối với Tổng thống Lukashenko cũng song hành, mà trong đó Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lần đầu tiên lên tiếng về tình hình tại Belarus hậu bầu cử.
Người đứng đầu Nhà Trắng cho rằng những gì đang xảy ra tại Cộng hòa Belarus là rất tồi tệ và cho biết Washington đang theo dõi chặt chẽ tình hình để có những phản ứng kịp thời và chính xác.
Đặc biệt Washington và đồng minh cảnh báo Nga không nên can thiệp vào Belarus, sau khi Moscow được cho là đã sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho Minsk chống lại đe dọa đến từ bên ngoài - điều mà Tổng thống mô tả là "một tình huống khủng khiếp".
Cho đến lúc này, có lẽ Tổng thống Lukashenko mới hiểu hết tác hại của "thông điệp nguy hiểm" ông gửi cho Tổng thống Putin, sau khi quan hệ giữa Mỹ và Belarus nhanh chóng tan băng, đưa nhà lãnh đạo Belarus lên mây xanh.
"Đồng minh duy nhất còn lại của Nga là Belarus. Tôi hay nói với Tổng thống Putin : Ngài không thể để mất Belarus, nhưng ngài cũng không thể giữ Belarus. Bởi quá trình ép Nga khỏi thị trường cận biên đã bắt đầu".
Tổng thống Lukashenko có nhượng bộ?
Ngày 19/6, tại cuộc họp với các cơ quan chính phủ Belarus, Tổng thống Lukashenko nhận định lợi ích chính trị của Belarus đến từ cả hướng đông và hướng Tây, song độc lập và chủ quyền quốc gia là quan trọng nhất.
"Tôi muốn các bạn hiểu rằng, về chức năng và nhiệm vụ của tôi với tư cách là Tổng thống theo Hiến pháp, đơn giản là giữ gìn độc lập cho đất nước, không cho phép ai phá hoại đất nước. Tôi muốn các bạn hiểu và những người khác cần phải hiểu".
Tổng thống Lukashenko khẳng định " Đối với tôi, không có giá trị nào lớn hơn một đất nước Belarus độc lập và có chủ quyền. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì để giữ cho đất nước này được nguyên vẹn".
![]() |
Tổng thống Lukashenko |
Ông Lukashenko đã kêu gọi Tổng thống Putin ra tay giúp đỡ, song nhà lãnh đạo Nga chỉ cam kết sẽ thực hiện theo thỏa ước an ninh tập thể mà Nga và Belarus cùng tham gia, chứ không phải tìm cách đảm bảo quyền lực cho ông Lukashenko.
Tình hình tại Belarus đang rất phức tạp và chắc chắn sẽ phức tạp hơn sau khi Tổng thống nêu điều kiện chuyển giao quyền lực, và phe đối lập hoàn toàn có thể thay đổi vị thế sau tuyên bố - mà được xem là sự nhượng bộ - của ông Lukashenko.
- Ngọc Việt
-
Thấy gì khi Tổng thống Putin không gặp Tổng thống Lukashenko?
Thứ Năm, 13/08/2020 18:54
-
Tại sao Belarus bắt đầu các cuộc tập trận?
Thứ Ba, 18/08/2020 13:41
-
Mỹ phản đối dự luật đánh thuế công nghệ của Úc
Thứ Ba, 19/01/2021 16:07
-
Người Ấn nhắc chuyện “thỉnh kinh” của Trung Quốc
Thứ Ba, 19/01/2021 16:24
-
Navalny kêu gọi người Nga xuống đường biểu tình
Thứ Ba, 19/01/2021 13:33
-
Đức chưa nguôi kỳ vọng cứu Nord Stream-2 khỏi nanh vuốt Mỹ
Thứ Ba, 19/01/2021 10:36
-
Nợ công Mỹ kỷ lục: Ông Biden có làm trầm trọng thêm?
Thứ Ba, 19/01/2021 18:08
-
Hoán cải Dmitry Donskoy để mang 200 Kalibr ?
Thứ Ba, 19/01/2021 17:58
-
Iran tuyên bố nghiền nát kẻ thù khi B-52H xuất hiện
Thứ Ba, 19/01/2021 15:32
-
8X xinh đẹp cầm đầu đường dây lô đề lớn là ai?
Thứ Ba, 19/01/2021 17:59
-
Xịt sơn, đập vỡ kính ôtô dưới khu đô thị: Lời thật...
Thứ Ba, 19/01/2021 13:34
-
Giáng đòn trực diện Fortuna, Mỹ quyết cản Nord Stream 2
Thứ Ba, 19/01/2021 13:31
-
Nội loạn chưa dứt, Mỹ đổ tại...
Chủ Nhật, 17/01/2021 13:47
-
Navalny bị bắt ngay tại sân bay, EU phản đối
Thứ Hai, 18/01/2021 09:32
-
Tiêm kích F-35 đối diện nguy cơ bị "khai tử" sớm
Thứ Hai, 18/01/2021 13:51
-
Tại sao Nga quyết rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở?
Chủ Nhật, 17/01/2021 06:48
-
Thầy giáo viết giấy mời họp lạ: 'Đừng làm con tổn thương'
Chủ Nhật, 17/01/2021 08:00
Bình luận
Xem thêm