Khủng hoảng Trung Đông: Iraq thành ngọn cờ đầu?
Thứ Năm, 07/01/2016 08:01
(Quan hệ quốc tế) - Trong bối cảnh tình hình Trung Đông đang trở nên hỗn loạn và có thể tiếp tục bị hâm nóng, Iraq đã trở thành ngọa cờ đầu.
Iraq trở thành ngọn cờ đầu tại Trung Đông
Những ngày qua, tình hình căng thẳng leo thang giữ Iran và Saudi Arabia vẫn đang tiếp tục lên cao. Trong bối cảnh tình hình Trung Đông trở nên hỗn loạn và có tiếp tục bị hâm nóng, Iraq đã trở thành ngọn cờ đầu của khu vực này.
Hôm 5/1, không quân Iraq tấn công một căn cứ của IS tại thị trấn Barvaneh, cách thủ đô Baghdad khoảng 200km về phía tây bắc, tiêu diệt được Samer Mohammad Hussein Matloub al- Mahlawi, kẻ được cho là "Bộ trưởng Chiến tranh" của IS.
Ngoài Samer Mohammad Hussein Matloub al- Mahlawi, 3 phần tử cấp dưới khác cũng thiệt mạng trong đợt không kích này. Al-Mahlavi và một tên trợ lí khác là Abu Musab al-Zarqawi, đều từng là lãnh đạo cấp cao của nhóm khủng bố Al-Qaeda.
Theo nguồn tin tại tỉnh Anbar, quân đội Iraq cùng các chiến binh thân chính phủ, với sự yểm trợ từ trên không của máy bay, còn thực hiện 2 cuộc tấn công trên bộ nhằm vào thị trấn Barwanah và Hadithah, tiêu diệt hơn 250 phần tử IS. Hơn 100 phương tiện cơ giới của IS cũng bị phá huỷ trong 2 đợt tấn công trên.
Các đây ít lâu, quân đội Iraq đã bắt được đối tượng phụ trách tài chính của IS ở thành phố Ramadi sau khi chiếm được khu vực này. Lãnh đạo cấp cao của IS đã trà trộn vào 414 người dân tị nạn, tuy nhiên, sau đó đã bị phát hiện bởi lực lượng an ninh.
![]() |
Iraq đang vươn lên khẳng định vị trí đi đầu trong cuộc khủng hoảng tại Trung Đông. |
Ngoài ra, một chiến thắng được đánh dấu là bước ngoặt quan trọng mang tính quyết định chiến lược trong các đợt tấn cống của Iraq nhằm vào IS là cuộc giao tranh tại thành phố Ramadi.
Với sự yểm trợ và giúp sức của không quân Nga, sau nhiều ngày giao chiến quyết liệt, thủ phủ tỉnh Anbar đã bị lực lượng an ninh Iraq đánh bật ra khỏi khu vực sát biên giới, tạo bàn đạp giải phóng Mosul. Vào cùng ngày 5/1, một đơn vị quân đội Iraq đã tấn công một cuộc họp của các phần tử IS tại khu vực gần bệnh viện trung tâm Ramadi, cách Baghdad khoảng 110km về phía Tây, khiến nhiều phần tử IS thiệt mạng.
Song song với việc triển khai quân trên chiến trường, chính quyền Bagdad cũng tích cực có những hành động làm giảm bớt căng thẳng đang leo thang giữa Riyadh và Tehran.
Hôm 6/1, Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari khi ở thăm Tehran. cho biết nước này sẽ đóng vai trò trung gian giải quyết căng thẳng ngoại giao giữa Iran và Saudi Arabia.
“Chúng tôi có quan hệ tốt với Iran và cũng hòa thuận với anh em Ả Rập. Do đó chúng tôi không thể yên lặng trong cuộc khủng hoảng này. thúc đẩy đối thoại và đóng một vai trò ngoại giao nhằm ngăn chặn bất đồng (giữa Iran và Saudi Arabia) để khu vực này có thể “vượt qua thách thức hiện nay”. - ông Jaafari nhấn mạnh.
Vẫn chưa rõ Iran và Saudi có đồng ý với đề nghị của Iraq hay không nhưng sự thật là nước này đang đóng một vai trò quan trọng tại Trung Đông. Các chuyên gia cho rằng, chính quyền Bagad đã có sự chuyển hướng rõ rệt nhằm gia tăng ảnh hưởng tại các khu vực tranh chấp, đồng thời qua đây tạo cho mình những cơ hội mới trong các quan hệ hợp tác trước các lệnh trừng phạt và cấm vận đến từ Mỹ và EU.
Tình hình Iran và Saudi Arabia tiếp tục bùng phát và leo thang
Thực tế thì căng thẳng giữa Tehran và Riyadh những ngày qua không hề có dấu hiệu giảm nhiệt mà đang được hâm nóng.
Hãng thông tấn SPA của Saudi Arabia ngày 6/1 cho biết các nhân viên làm việc tại Đại sứ quán Iran ở Riyadh và Lãnh sự quán Iran ở Jeddah đã rời đi "trên một máy bay tư nhân Iran".
Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian cảnh báo căng thẳng ngoại giao giữa Tehran và Riyadh sẽ ảnh hưởng tới cuộc hòa đàm về Syria, song khẳng định chính quyền Tehran vẫn giữ cam kết đối với tiến trình này.
![]() |
Căng thẳng giữa Tehran và Riyadh những ngày qua không hề có dấu hiệu giảm nhiệt mà đang được hâm nóng. |
“Quyết định sai lầm của Saudi Arabia sẽ ảnh hưởng tới các cuộc hòa đàm về Syria tại Vienna (Áo) và New York (Mỹ), tuy nhiên Tehran sẽ vẫn giữ cam kết của mình”, ông Hossein Amir-Abdollahian nhấn mạnh.
Trong một phát biểu mới nhất ngày 5/1, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nhấn mạnh Tehran luôn muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng, kể cả Saudi Arabia. Theo ông, cách tốt nhất để giải quyết tranh cãi là thông qua các biện pháp ngoại giao và chính trị.
-
Iraq lớn tiếng với Thổ Nhĩ Kỳ: Nhắc Mỹ, nhờ Nga?
Thứ Năm, 31/12/2015 07:31
-
Mỹ điều tinh binh, chứng minh công đầu tại Iraq
Chủ Nhật, 03/01/2016 08:25
-
Bước đi mới của Ukraine ngăn Trung Quốc thâu tóm Motor Sich
Chủ Nhật, 07/03/2021 07:03
-
Mỹ bất ngờ trừng phạt đồng minh Tổng thống Ukraine
Thứ Bảy, 06/03/2021 13:41
-
Mỹ kết đồng minh chống Trung Quốc
Thứ Bảy, 06/03/2021 19:00
-
EU với vaccine Nga: Cương quyết và rụt rè...
Thứ Bảy, 06/03/2021 16:27
-
Nga có thêm căn cứ quân sự lớn ở miền Trung Syria
Thứ Bảy, 06/03/2021 14:44
-
Bước đi mới của Ukraine ngăn Trung Quốc thâu tóm Motor Sich
Chủ Nhật, 07/03/2021 07:03
-
Chim xinh đẹp đổ máu, đánh nhau vì điều bất ngờ
Chủ Nhật, 07/03/2021 07:19
-
Ukraine-Gruzia-Moldova hình thành liên minh Mỹ chống Nga?
Chủ Nhật, 07/03/2021 07:25
-
Hotgirl Thái Lan gợi cảm đến khó tin
Chủ Nhật, 07/03/2021 07:27
-
Nga tăng cường lực lượng hàng không vận tải quân sự
Chủ Nhật, 07/03/2021 07:26
-
Ankara tuyên bố giúp Kiev nếu xung đột trên biển với Nga
Thứ Sáu, 05/03/2021 07:44
-
EU xem xét cấp phép nhưng vẫn từ chối Sputnik V?
Thứ Sáu, 05/03/2021 07:33
-
Nord Stream-2: Lời khuyên ông Biden không nên lịch sự với Đức
Thứ Sáu, 05/03/2021 13:34
-
SN10 nổ tung sau thử nghiệm, SpaceX tuyên bố thành công
Thứ Bảy, 06/03/2021 07:45
-
Mỹ quyết trừng phạt Nga: Tái diễn Chiến tranh Lạnh?
Thứ Sáu, 05/03/2021 07:33
Bình luận
Xem thêm