Người Ấn nhắc chuyện “thỉnh kinh” của Trung Quốc
Thứ Ba, 19/01/2021 16:24
(Quan hệ quốc tế) - Thời đại “dạy cho ai đó một bài học” đã qua và cách tốt nhất giải quyết căng thẳng biên giới Ấn-Trung là đối thoại và đàm phán hòa bình.
Lời nhắc từ lịch sử
Tờ The Indian Express của Ấn Độ mới đây cho đăng bài viết của Tiến sĩ Sujan R. Chinoy, Tổng giám đốc Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Manohar Parrikar có trụ sở ở New Delhi bình luận về mối quan hệ Ấn-Trung. Đáng chú ý, bài viết nhắc lại việc nhà sư Huyền Trang đời Đường ở Trung Quốc từng sang Ấn Độ thỉnh kinh.
Tác giả Chinoy nhấn mạnh trong quan hệ với Ấn Độ, các chiến lược gia Trung Quốc quên rằng việc gây hấn với một nước lớn như Ấn Độ sẽ không hiệu quả. Theo ông, các chiến lược gia Trung Quốc thường “sáng tạo ra” những chiến thắng quân sự trong quá khứ trước Ấn Độ mà quên mất rằng thời đại “dạy cho bất cứ ai bài học” đã qua.
![]() |
Một đoàn xe quân sự của Ấn Độ trên đường cao tốc Srinagar- Ladakh |
Cũng nhân bài viết này, tiến sĩ Chinoy khẳng định con đường phía trước để giải quyết căng thẳng biên giới Ấn-Trung là thông qua đối thoại và đàm phán hòa bình.
Ngoài ra, tác giả đã cung cấp một số thông tin về lịch sử nhằm chứng minh những điều viết trong cuốn sách về Trung Quốc xuất bản năm 2011 của cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger là không đúng với thực tế. Trong cuốn sách này, ông Kissinger cho rằng Trung Quốc đã “buộc” Ấn Độ trở lại bàn đàm phán “thông qua hành động quân sự (cuộc chiến biên giới Ấn-Trung) năm 1962 với “kinh nghiệm lịch sử”.
Tuy nhiên, tiến sĩ Chinoy nhấn mạnh rằng vấn đề là không có cuộc chiến nào giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong thời kỳ nhà Đường (618-907 sau Công nguyên). Thay vào đó, trong lịch sử Ấn Độ, vua Harshvardhan từng cử một sứ giả đến Trung Quốc vào năm 641. Đây cũng chính là năm nhà sư Huyền Trang đời Đường ở Trung Quốc sang Ấn Độ thỉnh kinh.
Tác giả Chinoy cho rằng đây là thời đại vắng bóng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cho phép các nhà sư Trung Quốc như Pháp Hiển, Huyền Trang và Nghĩa Tịnh từ Trung Quốc và Dharmaratna, Kasyapa Matanga và Bodhidharma từ Ấn Độ tự do đi lại để trao đổi ý tưởng và học hỏi. Cuộc hành trình của nhà sư Huyền Trang đã được ghi lại chi tiết trong cuốn sách cổ của Trung Quốc Đại đường Tây vực ký và 8 thế kỷ sau đã được nhà văn Ngô Thừa Ân (đời nhà Minh) chuyển thành cuốn tiểu thuyết “Tây Du Ký”.
![]() |
Một đơn vị quân đội của Ấn Độ tại khu vực Ladakh |
Tác giả Chinoy cho rằng có thể Kissinger đã dựa vào phát biểu của giới lãnh đạo Trung Quốc trước đây về một “vương quốc Ấn Độ” khác trong thời kỳ này, vương quốc Phật giáo cổ đại Kuche. Đây là quê hương của thiền sư Kumarjiva ở thế kỷ thứ V, nằm trên Con đường Tơ lụa phía Bắc ở Tân Cương ngày nay.
Vương quốc nhỏ Kuche sau đó được người Kushan đến cư trú và sử dụng hệ thống chữ viết Ấn Độ. Đây là một trong nhiều vương quốc ở “Tây Vực” mà Hoàng đế Đường Thái Tông tiến hành các chiến dịch quân sự. Kuche, giống như nhiều vương quốc lân cận khác ở Trung Á, chịu ảnh hưởng của văn hóa, tôn giáo và chữ viết của Ấn Độ, nhưng khác biệt với Ấn Độ, quốc gia nằm ở phía Nam dãy Himalaya.
Không thể...“Dạy cho ai đó một bài học”
Cũng trong bài viết, tiến sĩ Chinoy cho rằng ví dụ thứ hai được ông Kissinger trích dẫn trong cuốn sách là không chính xác. Cuộc chiến được “nhận vơ” là Trung Quốc đánh bại Ấn Độ được cho là đã xảy ra khi Timur xâm lược và phá hủy Delhi vào năm 1398. Timur là một thành viên bộ tộc du mục Barlas và không liên quan tới triều đại nhà Nguyên bị lật đổ ở Trung Quốc năm 1368.
Theo tiến sĩ Chinoy, việc các chiến lược gia Trung Quốc coi Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) như một lực lượng bất khả chiến bại là quan điểm khá phổ biến. Các bài viết của Trung Quốc về cuộc xung đột biên giới Trung-Ấn năm 1962 thường cho rằng Trung Quốc đã “dạy cho Ấn Độ một bài học”.
![]() |
Tiến sĩ Chinoy nhấn mạnh thời đại “dạy cho ai đó một bài học” đã qua |
Theo tiến sĩ Chinoy, các bài viết đó đã lờ đi những thất bại của quân đội Trung Quốc trong các cuộc chiến ác liệt từ Nathu La đến Cho La thuộc bang Sikkim (Đông Bắc Ấn Độ) hồi tháng 9/1967. Hay trong cuộc khủng hoảng Doklam hồi tháng 7/2017, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã kêu gọi dạy Ấn Độ “một bài học cay đắng” và đã đưa ra một cảnh báo sắc lạnh rằng Trung Quốc sẽ gây “tổn thất lớn hơn cuộc chiến năm 1962”.
Trong sự kiện căng thẳng ở Đông Ladakh nằm trên Đường Kiểm soát thực tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc kể từ tháng 4/2020, một biên tập viên của Thời báo Hoàn Cầu cũng đưa ra cảnh báo tương tự tới Ấn Độ.
Tiến sĩ Chinoy cho rằng các chiến lược gia Trung Quốc thường quên là thời đại “dạy cho ai đó một bài học” đã qua lâu rồi. Chủ nghĩa đơn phương và sự xâm lược quân sự, đặc biệt là chống lại một quốc gia lớn như Ấn Độ, một quốc gia với quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích dân tộc bằng bất cứ giá nào, đơn giản sẽ không có tác dụng.
![]() |
Ấn Độ và Trung Quốc còn nhiều việc phải làm để giải quyết vấn đề biên giới |
Tác giả khẳng định cách tốt nhất để giải quyết căng thẳng biên giới Ấn-Trung là thông qua đối thoại và đàm phán hòa bình.
Trong bối cảnh những căng thẳng kéo dài trên Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), Ấn Độ mới đây đã thể hiện thiện chí khi trao trả cho phía Trung Quốc một binh sĩ đi lạc qua biên giới và bị quân đội Ấn Độ bắt giữ. Binh sĩ này, đã được trao trả tại làng Chushul-Moldo thuộc vùng Ladakh, đã lạc đường trên địa hình hiểm trở vào sáng sớm 8/1. Phía Trung Quốc cho biết đã thông báo vụ việc cho chính quyền Ấn Độ và kêu gọi New Delhi nhanh chóng trao trả binh sĩ trên.
Theo các nguồn tin Ấn Độ, binh sĩ này đã bị quân đội Ấn Độ bắt tại khu vực phía Nam hồ Pangong, phía Tây vùng Ladakh, gần biên giới với Tây Tạng. Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc coi việc trao trả binh sĩ nước này trong vòng 4 ngày là biểu hiện thiện chí của phía Ấn Độ trong việc giảm leo thang căng thẳng ở biên giới.
Đông Triều
-
Căng thẳng Mỹ - Trung Quốc và mảnh ghép Ấn Độ
Thứ Tư, 28/10/2020 07:53
-
Công nghệ Trung Quốc bị tẩy chay kịch liệt tại Ấn Độ
Thứ Tư, 25/11/2020 08:25
-
Trung Quốc xây "siêu thủy điện", Ấn Độ ra đòn trả đũa
Thứ Sáu, 04/12/2020 10:52
-
Mỹ bất ngờ trừng phạt đồng minh Tổng thống Ukraine
Thứ Bảy, 06/03/2021 13:41
-
Mỹ kết đồng minh chống Trung Quốc
Thứ Bảy, 06/03/2021 19:00
-
EU với vaccine Nga: Cương quyết và rụt rè...
Thứ Bảy, 06/03/2021 16:27
-
Nga có thêm căn cứ quân sự lớn ở miền Trung Syria
Thứ Bảy, 06/03/2021 14:44
-
Châu Âu giữ hết vaccine ở lại EU, Australia đòi công bằng
Thứ Bảy, 06/03/2021 07:59
-
Báo Nga: Ấn Độ lo Trung Quốc hiểu rõ về S-400
Thứ Bảy, 06/03/2021 19:01
-
Chia tay, chồng đòi vợ trả tiền ăn, học: Khó chấp nhận!
Thứ Bảy, 06/03/2021 14:42
-
Nga nói thật nguyên nhân lùi thời điểm trang bị tăng Armata
Thứ Bảy, 06/03/2021 17:20
-
Bắt chủ mưu tạt mắm tôm tiệm thuốc: Lại tín dụng đen
Thứ Bảy, 06/03/2021 17:19
-
Nga có thêm căn cứ quân sự lớn ở miền Trung Syria
Thứ Bảy, 06/03/2021 14:44
-
Ankara tuyên bố giúp Kiev nếu xung đột trên biển với Nga
Thứ Sáu, 05/03/2021 07:44
-
EU xem xét cấp phép nhưng vẫn từ chối Sputnik V?
Thứ Sáu, 05/03/2021 07:33
-
Nord Stream-2: Lời khuyên ông Biden không nên lịch sự với Đức
Thứ Sáu, 05/03/2021 13:34
-
SN10 nổ tung sau thử nghiệm, SpaceX tuyên bố thành công
Thứ Bảy, 06/03/2021 07:45
-
Mỹ quyết trừng phạt Nga: Tái diễn Chiến tranh Lạnh?
Thứ Sáu, 05/03/2021 07:33
Bình luận
Xem thêm