Syria: Mỹ bỏ rơi người Kurd, Thổ có trở mặt với Nga?
Thứ Sáu, 06/07/2018 07:15
(Quan hệ quốc tế) - Hậu IS, Mỹ có thể bỏ rơi người Kurd vì Thổ Nhĩ Kỳ, còn Ankara sẽ gây sức ép với Moscow về vấn đề Idlib và khủng bố al-Qaeda Syria.
Mỹ đã buộc người Kurd phải rút khỏi Manbij và việc chuyển giao hai máy bay chiến đấu F-35A cho Thổ Nhĩ Kỳ. Việc Nhà Trắng dám đi ngược với nghị quyết của Quốc hội là minh chứng cho thấy, Mỹ đang làm mọi cách để lấy lòng ông Erdogan, nhằm thực hiện bằng được mục đích của mình.
Washington còn cam kết rằng, trong tương lai Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là đồng minh chính của Mỹ tại Syria, để đổi lấy việc ngăn chặn bất kỳ thỏa thuận nào giữa phe đối lập ở miền nam với Damascus và Ankara sẽ từ chối công nhận bất kỳ thỏa thuận nào với Assad và các nhóm nổi loạn khác.
Trong trường hợp Washington thực sự quyết định về việc sẽ biến Ankara thành một đối tác quan trọng ở Syria, Erdogan sẽ quay trở lại với Mỹ. Và khi đó, người Kurd sẽ trở về với mảnh đất truyền thống của mình, một lần nữa bị phản bội vì lợi ích toàn cầu của Mỹ ở Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn biến HTS thành ‘đối lập ôn hòa’
Chín cuộc họp đã được tổ chức tại Astana, lần thứ mười dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 ở Sochi, và đến ngày 11 và 12 tháng 8 có thể được tổ chức một lần nữa ở Kazakhstan; nhưng Hiến pháp và định dạng đàm phán Geneva về vấn đề Syria vẫn chưa sẵn sàng.
Đồng thời, còn quá sớm để nói về việc tổ chức một Đại hội mới của Đối thoại quốc gia Syria, và điều này tự nó đã chỉ ra mâu thuẫn. Ở Geneva, điểm chính của sự phân hóa quan điểm giữa Moscow và Tehran một bên và Ankara một bên, đã trở nên rõ ràng.
Bộ trưởng Ngoại giao Mevlüt Çavuşoğlu vừa tuyên bố với NTV rằng, các cuộc đàm phán về Syria ở Astana sẽ không có ý nghĩa trong trường hợp quân đội Syria mở cuộc tấn công vào tỉnh Idlib, một trong những khu vực chống leo thang xung đột. Nó sẽ ảnh hưởng lớn đến hợp tác của Thổ Nhĩ Kỳ với Iran và Nga.
Quan điểm của Moscow hiển nhiên là đòi hỏi Ankara phải tách biệt phe đối lập trong tỉnh Idlib, bằng việc “loại bỏ những nhóm ủng hộ Jabhat al-Nusra ở khắp nơi trên lãnh thổ Syria”. Jabhat al-Nusra, mặc dù đã đã đổi tên thành Jabhat Fatar al-Sham và sau này là Hay’at Tahrir al-Sham (HTS), vẫn mang bản chất của tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda Syria.
Do đó, Nga kêu gọi các nhóm điều hành nỗ lực làm việc không chỉ để hòa giải với chính quyền Damascus, mà còn tham gia tích cực vào sự hủy diệt tàn quân IS và lực lượng của Hay’at Tahrir al-Sham ở phía nam Syria (và dĩ nhiên là sau này là ở tỉnh Idlib).
![]() |
Đã có sự phân cực trong quan điểm của Nga và Iran, bên kia là Thổ Nhĩ Kỳ |
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ có quan điểm riêng về vấn đề này. Ankara muốn Moscow đảm bảo rằng SAA sẽ ngừng chiến dịch ở phía nam Syria và sẽ không thực hiện bất kỳ hành động quân sự nào ở Idlib, đồng ý rằng tỉnh này là “khu vực ảnh hưởng và có lợi ích chiến lược đối với Ankara”.
Ankara có kế hoạch đưa các nhóm liên kết với al-Nusra (trong HTS) vào sự kiểm soát của mình, thông qua sự hòa giải và thông qua quá trình cải biến để các nhóm này trở thành ‘đối lập ôn hòa’ ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ trong quá trình đảm bảo an ninh ở tỉnh Idlib.
Nếu được như vậy, HTS sẽ nghiễm nhiên trở thành một nhóm ‘đối lập ôn hòa’, tham gia nhiệm vụ giữ gìn an ninh giúp Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib và phía Nam Syria. Và đương nhiên là Quân đội Syria sẽ không thể tiếp tục chiến dịch tiêu diệt chúng ở phía Nam nữa.
Trong trường hợp này, một ‘nhóm đối lập’ không có thỏa thuận ngừng bắn (IS và al-Nusra bị liệt vào danh sách khủng bố phải bị tiêu diệt) vẫn còn tồn tại trong ‘hàng ngũ đối lập’.
Điều này sẽ làm cho những nỗ lực xây dựng một hiến pháp mới và thành lập Ủy ban Hòa giải Dân tộc là vô nghĩa. Thậm chí hơn thế nữa, trong các kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ đề ra ở Syria, Ankara không có ý định tiến hành đối thoại với Damascus về kiến trúc chính trị tương lai của đất nước này.
Rõ ràng là cục diện Syria hậu IS mới là vấn đề phức tạp nhất với “các vị khách không mời” là Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Hai nước này đang nỗ lực cứu vớt những nhóm khủng bố và phiến quân được họ hậu thuẫn, qua quá trình “mặc cả” trong hiệp thương chính trị với Nga và Syria. Thổ Nhĩ Kỳ có thể sử dụng con bài lợi ích để gây sức ép với Nga, buộc Moscow phải nhượng bộ trong vấn đề này.
Tuy nhiên, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ rất khó cứu được HTS, bởi tổ chức này đã bị Liên Hiệp Quốc liệt vào danh sách khủng bố. Việc Ankara muốn khoác áo đối lập cho nhóm khủng bố này là điều không tưởng, trừ phi Liên Hiệp Quốc đưa chúng ra khỏi danh sách này.
- Thiên Nam
-
Nuốt không trôi, người Kurd trả Raqqa cho chính quyền Syria?
Thứ Ba, 03/07/2018 07:20
-
Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi Afrin: Điềm dữ với Syria
Thứ Ba, 03/07/2018 18:43
-
Người Kurd: Thổ chỉ được đứng ngoài nhìn Manbij
Thứ Năm, 05/07/2018 13:34
-
FSA ra điều kiện ông lớn, SAA thẳng tay đánh Nam Syria
Thứ Năm, 05/07/2018 21:31
-
Nga phong tỏa Biển Đen, áp sát B-52H và chiến hạm Mỹ
Thứ Hai, 25/01/2021 18:22
-
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Austin: Mỹ sẵn sàng bảo vệ Senkaku
Thứ Hai, 25/01/2021 13:30
-
Mỹ: Xả súng kinh hoàng, bà bầu thiệt mạng...
Thứ Hai, 25/01/2021 16:16
-
Lebanon và bài học xương máu cho Israel
Thứ Hai, 25/01/2021 16:02
-
Luận tội Tổng thống Trump: Nước Mỹ tiếp tục chia rẽ
Thứ Hai, 25/01/2021 14:18
-
Người dân nói gì về Chi cục trưởng rơi lầu tử vong?
Thứ Hai, 25/01/2021 18:21
-
Vào nhà nghỉ với trai lạ, 3 phụ nữ mất tiền
Thứ Hai, 25/01/2021 18:21
-
Hai bé bị bỏ lại trên đê: Đang nhận con nuôi
Thứ Hai, 25/01/2021 15:17
-
Mỹ: Xả súng kinh hoàng, bà bầu thiệt mạng...
Thứ Hai, 25/01/2021 16:16
-
Chi cục trưởng túm áo CSGT: Xem xét xử lý
Thứ Hai, 25/01/2021 13:30
-
Mỹ kêu gọi Nga lập tức thả nhóm Navalny bị bắt
Chủ Nhật, 24/01/2021 09:45
-
Tổ chức biểu tình trái phép, đội ngũ Navalny bị bắt
Chủ Nhật, 24/01/2021 07:42
-
Nga tặng quá nhiều lợi ích, EU sống chết với Nord Stream-2
Thứ Bảy, 23/01/2021 07:36
-
Mỹ quyết định trang bị tên lửa siêu thanh khi chưa có
Thứ Bảy, 23/01/2021 08:30
-
"Bộ não" của hệ thống A-135 đã nhanh gấp 10.000 lần
Thứ Bảy, 23/01/2021 19:09
Bình luận
Xem thêm