Đường sắt cao tốc nhiều nước đội vốn khủng
Thứ Tư, 12/02/2020 13:48
(Tin tức 24h) - Từ Ấn Độ, Nhật Bản khi làm đường sắt cao tốc đều bị đội vốn hàng tỷ USD, trong khi Singapore lại rất cân nhắc về hiệu quả và chi phí
Dự án đường sắt cao tốc đầu tiên của Ấn Độ bị đội tới 4,5 tỷ USD
Hãng Kyodo dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết hai bên sẽ ngồi lại để bàn thảo cách thức triển khai tiếp theo sau khi chi phí xây dựng tuyến đường sắt sử dụng công nghệ Shinkansen của Nhật Bản tăng từ 14,7 tỷ USD lên khoảng 19,2 tỷ USD (tăng tới 4,5 tỷ USD).
![]() |
Tàu Shinkansen (Nhật Bản) |
Theo kế hoạch, tuyến đường sắt cao tốc dài 508 km được xây dựng nối trung tâm tài chính Mumbai với Ahmedabad, thủ phủ bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ.
Theo thỏa thuận, Nhật Bản sẽ cung cấp khoản vay trị giá 13,3 tỷ USD, các công ty Ấn Độ sẽ đảm đương việc xây dựng và tập đoàn East Japan Railway của Nhật Bản sẽ cung cấp tàu Shinkansen cũng như hoạt động đào tạo và bảo trì.
Việc thi công tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Ấn Độ vẫn dự kiến sẽ bắt đầu vào đầu năm 2020. Tuyến đường sắt sẽ bao gồm 460 km cầu cạn, 26km đường hầm và 9 km cầu.
Tuy nhiên, kế hoạch đã gặp trở ngại lớn sau khi tính toán cho thấy ngân sách dự trù thấp hơn chi phí thực tế tới 4,5 tỷ USD.
Đường sắt cao tốc Nhật Bản cũng đội vốn khủng
Nhật Bản là quốc gia làm tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên trên thế giới với tên gọi Shinkansen.
Theo ước tính ban đầu, chi phí xây dựng tàu shinkansen gần 200 tỷ yen (tương đương 1,8 tỷ USD) năm 1959. Tuy nhiên, con số thực tế bị đội lên gấp đôi với khoảng 400 tỷ yen (tương đương 3,6 tỷ USD). Tính ra, chi phí xây dựng tuyến đường sắt cao tốc này là 780 triệu yen/km (tương đương 7,16 triệu USD/km).
Singapore cân nhắc
Tại Singapore, dự án đường sắt cao tốc Kuala Lumpur - Singapore được kỳ vọng là tuyến đường sắt dài 350km có tổng vốn đầu tư ước tính 12-15 tỷ USD, dự kiến khởi công năm 2019 và hoàn thành năm 2026.
Dự án hoàn thành sẽ nối Singapore với thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia trong hành trình 90 phút. Dự án này được công bố năm 2010, chính thức đồng ý triển khai năm 2013 và dự kiến hoàn thành năm 2026.
Tuy nhiên, đến tháng 6/2018, dự án có nguy cơ bị xóa bỏ, với lý do lợi ích không lớn trong khi chi phí lại quá lớn. Câu chuyện này cho thấy, đường sắt cao tốc hiện nay trên thế giới chủ yếu ở những nước có nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc, Đức, Pháp… hay nước có địa chính trị đặc thù như Trung Quốc với diện tích rộng, di chuyển dài buộc phải có đường sắt cao tốc.
An An (tổng hợp)
-
Ủy ban Quản lý vốn: Đường sắt cao tốc khó khả thi
Thứ Hai, 09/09/2019 10:35
-
Thêm cảnh báo đường sắt cao tốc không khả thi: Nên nghe
Thứ Ba, 10/09/2019 13:32
-
Iran trả đũa quan chức, Tổng thống Mỹ
Thứ Tư, 20/01/2021 10:43
-
Thổ-Azerbaijan bắt đầu tập trận chung gần biên giới Armenia
Thứ Tư, 20/01/2021 13:38
-
Lính Mỹ có động thái bất thường trước lễ nhậm chức Biden
Thứ Tư, 20/01/2021 13:30
-
Nord Stream-2 đang thực sự bị đe dọa
Thứ Tư, 20/01/2021 08:04
-
Chuyên gia Serbia: Ông Biden sẽ phát động cuộc chiến Crimea
Thứ Tư, 20/01/2021 18:03
-
Chuyên gia Serbia: Ông Biden sẽ phát động cuộc chiến Crimea
Thứ Tư, 20/01/2021 18:03
-
Chiến đôi sư tử đói, linh dương đầu bò thắng sốc
Thứ Tư, 20/01/2021 18:02
-
Nam sinh nghi bị bạn đánh vỡ sọ não: 'Nhiều bạn thấy'
Thứ Tư, 20/01/2021 15:42
-
Chiêu đòi nợ, cho vay tín dụng đen cuối năm
Thứ Tư, 20/01/2021 13:33
-
Thổ-Azerbaijan bắt đầu tập trận chung gần biên giới Armenia
Thứ Tư, 20/01/2021 13:38
-
Navalny bị bắt ngay tại sân bay, EU phản đối
Thứ Hai, 18/01/2021 09:32
-
Tiêm kích F-35 đối diện nguy cơ bị "khai tử" sớm
Thứ Hai, 18/01/2021 13:51
-
Bạo loạn trên đồi Capitol: Mỹ tìm dấu vân tay Nga...
Thứ Ba, 19/01/2021 07:31
-
Nửa tháng tiêm thử, nhiều nước hốt hoảng với vaccine Pfizer
Thứ Hai, 18/01/2021 11:00
-
'Bạo loạn Capitol' hay còn gì...khác nữa?
Thứ Hai, 18/01/2021 15:51
Bình luận
Xem thêm