Nga- Ai Cập bất ngờ tập trận: Cảnh báo tham vọng Thổ?
Thứ Hai, 12/10/2020 16:24
(Tin tức 24h) - Thổ Nhĩ Kỳ đang từng bước thể hiện tham vọng thống trị ở Đông Địa Trung Hải, tiếp tục thể hiện sức mạnh quân sự ở Libya.
Văn phòng Báo chí Hạm đội Biển Đen hôm 8/10 cho biết, lực lượng hải quân của Nga và Ai Cập sẽ tiến hành tập trận chung ở Biển Đen lần đầu tiên từ ngày 12/10 đến hết năm nay.
![]() |
Nga sẽ lần đầu tiên tập trận Hải quân với Ai Cập. Ảnh minh họa: TASS |
Theo thông báo chính thức, trong các cuộc tập trận này, các tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga và Hải quân Ai Cập sẽ thực hành các biện pháp với sự hỗ trợ của máy bay nhằm bảo vệ những con đường trên biển trước nhiều mối đe dọa.
Theo một kịch bản, các lực lượng sẽ được triển khai để thiết lập liên lạc và tái cung ứng trên biển và những bên tham gia cuộc tập trận sẽ tổ chức thị sát các tàu bị tình nghi.
Ngoài ra, các thủy thủ hải quân Nga và Ai Cập cũng sẽ thực hiện các biện pháp theo chỉ huy của trụ sở chung cuộc tập trận nhằm thiết lập mọi hình thức bảo vệ và phòng thủ trên biển cũng như tiến hành phóng tên lửa và đạn pháo, triển khai các vũ khí được vận chuyển bằng tàu.
"Ở Novorossiysk, các đoàn của Hải quân và Hải quân Cộng hòa Arab Ai Cập đã tổ chức một cuộc hội thảo 3 ngày về công tác chuẩn bị và tổ chức cuộc tập trận chung Cầu Hữu nghị 2020. Mục đích chính của cuộc gặp giữa các thủy thủ hải quân từ cả 2 nước là để thực hiện và thông qua một kế hoạch tập trận sẽ lần đầu tiên diễn ra ở Biển Đen" - thông báo có đoạn.
Văn phòng Báo chí trên nhấn mạnh: "Các cuộc tập trận nhằm tăng cường và phát triển sự hợp tác quân sự giữa Hải quân Ai Cập và Nga trong những lợi ích an ninh và ổn định trên biển, đồng thờ trao đổi kinh nghiệm giữa quân nhân trong việc cản trở nhiều mối đe dọa ở những khu vực vận chuyển trên biển nhạy cảm."
Đây cũng là lần đầu tiên Nga và Ai Cập tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung trên Biển Đen với mục đích tăng cường và phát triển sự hợp tác quân sự giữa Hải quân hai nước vì lợi ích an ninh và ổn định trên biển, đồng thời trao đổi kinh nghiệm giữa hai bên nhằm ngăn chặn các mối đe dọa trong hoạt động vận chuyển trên biển.
Một chuyên gia quân sự Ai Cập, Thiếu tướng Gamal Mazlum tiết lộ thêm, các lực lượng Hải quân Ai Cập sẽ đến Biển Đen qua eo biển Bosphorus và Dardanelles.
"Các cuộc diễn tập hải quân gửi một loại tín hiệu đến các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Chúng cũng có thể được coi là phản ứng trước những nỗ lực của một số quốc gia nhằm gây mất ổn định khu vực, đặc biệt là Đông Địa Trung Hải. Các cuộc tập trận hải quân nhấn mạnh sự cần thiết phải nỗ lực giảm bớt căng thẳng trong khu vực." - vị này nhấn mạnh.
Tình hình ở Đông Địa Trung Hải trở nên đặc biệt căng thẳng với các diễn biến mới. Thổ Nhĩ Kỳ là một bên đối nghịch với Nga và Ai Cập trong căng thẳng ở mặt trận Libya.
GNA kiểm soát thủ đô Tripoli, được LHQ công nhận và được sự ủng hộ của Qatar và các nhóm vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Còn chính quyền ở miền Đông Libya được lực lượng Quân đội quốc gia Libya (LNA) của Tướng Khalifa Haftar hậu thuẫn và được Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Nga và Ai Cập ủng hộ.
Cuối năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký Biên bản ghi nhớ với Chính phủ GNA trong khuôn khổ cuộc gặp giữa Thủ tướng GNA Fayed al-Sarraj và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại thành phố Istanbul, để phân định các khu vực hàng hải giữa hai nước.
Thỏa thuận giữa Ankara và Tripoli mở ra hành lang cho việc xác định ranh giới trên biển giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Libya, có thể mở đường cho việc khai thác dầu khí tại đây, đóng một cánh cửa ra vào Địa Trung Hải.
Vốn là một bên ủng hộ chính quyền LNA, Ai Cập đã từng nhiều lần thể hiện thái độ đầy khó chịu với phía Thổ Nhĩ Kỳ. Để đối phó với các phong trào từ GNA do Ankara hậu thuẫn, Ai Cập từng tuyên bố có thể sẽ can thiệp quân sự ở miền đông Libya, sử dụng các mối quan hệ bộ lạc để có được sự ủng hộ hoặc triển khai quân để bảo vệ biên giới phía tây của nước này.
Đầu tháng 7, quân đội Ai Cập còn tiến hành tập trận gần biên giới Libya. Phần diễn tập bộ binh, có tên mã Decisive 2020, được tiến hành tại quận phía tây bắc của Qabr Gabis. Cuộc diễn tập của quân đội Ai Cập được tiến hành sau cuộc diễn tập hải quân Thổ Nhĩ Kỳ ngoài khơi bờ biển Libya. Cuộc diễn tập mang tính chất cảnh báo của Thổ Nhĩ Kỳ, được gọi là Naftex, thực hiện trên ba khu vực khác nhau: Barbaros, Turgutreis và Chaka Bey.
Theo tuyên bố của quân đội Ai Cập, chiến dịch đổ bộ này nằm trong khuôn khổ kế hoạch huấn luyện chiến đấu cho các đơn vị xung kích của lực lượng vũ trang trong cuộc diễn tập Decisive 2020. Cuộc diễn tập được thực hiện trên khu vực biên giới chiến lược phía tây, do những nguy cơ đang đe dọa an ninh của Ai Cập.
Ngày 20/7/2020, Quốc hội Ai Cập còn đã phê chuẩn quyết định cho phép triển khai quân đội chống lại lực lượng lính đánh thuê Syria của Thổ Nhĩ Kỳ và các đơn vị vũ trang của GNA nếu Sirte bị tấn công. Thành phố Sirte có ý nghĩa rất quan trọng với cả LNA và GNA. Đây là khu dân cư và cảng biển tiếp theo GNA, lực lượng lính đánh thuê Syria và Thổ Nhĩ Kỳ cần phải chiếm được để chuyển hẳn sang thế tấn công. Đồng thời thành phố cũng có ý nghĩa quan trọng bậc nhất đối với LNA và các quốc gia đồng minh. Chính vì vậy Hạ viện Ai cập, đã cho phép quốc gia này can thiệp quân sự nếu Sirte bị tấn công.
Đến ngày 23/7, một máy bay vận tải C-130 Hercules của Ai Cập đã đến phía bắc Libya. Trước động thái của Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ lên kế hoạch quân sự để chuẩn bị cho khả năng Ai Cập can thiệp vào tình hình ở Libya. Ankara đã triển khai máy bay C-130 Hercules mang theo vũ khí, trang thiết bị quân sự và các đơn vị quân đội tới Tripoli, Misrata và căn cứ sân bay al-Watiya.
Dù Ai Cập không muốn đối đầu trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng nguy cơ đụng độ giữa hai nước không hề giảm. Sự can thiệp trực tiếp của Ai Cập khi đó đã buộc GNA và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tấn công về phía tây. Cuộc đối đầu như vậy cũng có thể leo thang thành bất ổn và xung đột rộng lớn hơn ở phía đông Địa Trung Hải, nơi mà Ankara và Cairo đã có tranh chấp đáng kể về ranh giới trên biển và quyền tài nguyên.
Sự tham gia của Nga đối với diễn tập Hải quân của Ai Cập được cho là một tín hiệu cảnh báo mà Moscow muốn gửi gắm đến nỗ lực can thiệp chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế.
Hải Lâm
-
Tướng Mỹ: MiG-29 bị Thổ bắn hạ tại Libya
Thứ Bảy, 12/09/2020 11:51
-
Ai bắn trực thăng chở lính đánh thuê Nga tại Libya?
Thứ Năm, 24/09/2020 15:14
-
Mỹ phản đối dự luật đánh thuế công nghệ của Úc
Thứ Ba, 19/01/2021 16:07
-
Người Ấn nhắc chuyện “thỉnh kinh” của Trung Quốc
Thứ Ba, 19/01/2021 16:24
-
Navalny kêu gọi người Nga xuống đường biểu tình
Thứ Ba, 19/01/2021 13:33
-
Đức chưa nguôi kỳ vọng cứu Nord Stream-2 khỏi nanh vuốt Mỹ
Thứ Ba, 19/01/2021 10:36
-
Nợ công Mỹ kỷ lục: Ông Biden có làm trầm trọng thêm?
Thứ Ba, 19/01/2021 18:08
-
Hoán cải Dmitry Donskoy để mang 200 Kalibr ?
Thứ Ba, 19/01/2021 17:58
-
Iran tuyên bố nghiền nát kẻ thù khi B-52H xuất hiện
Thứ Ba, 19/01/2021 15:32
-
8X xinh đẹp cầm đầu đường dây lô đề lớn là ai?
Thứ Ba, 19/01/2021 17:59
-
Xịt sơn, đập vỡ kính ôtô dưới khu đô thị: Lời thật...
Thứ Ba, 19/01/2021 13:34
-
Giáng đòn trực diện Fortuna, Mỹ quyết cản Nord Stream 2
Thứ Ba, 19/01/2021 13:31
-
Nội loạn chưa dứt, Mỹ đổ tại...
Chủ Nhật, 17/01/2021 13:47
-
Navalny bị bắt ngay tại sân bay, EU phản đối
Thứ Hai, 18/01/2021 09:32
-
Tiêm kích F-35 đối diện nguy cơ bị "khai tử" sớm
Thứ Hai, 18/01/2021 13:51
-
Tại sao Nga quyết rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở?
Chủ Nhật, 17/01/2021 06:48
-
Thầy giáo viết giấy mời họp lạ: 'Đừng làm con tổn thương'
Chủ Nhật, 17/01/2021 08:00
Bình luận
Xem thêm