Nước Anh lao đao, thiệt thân vì ly hôn vô điều kiện
Thứ Sáu, 25/01/2019 18:36
(Tin tức 24h) - Các doanh nghiệp Anh lao đao, các doanh nghiệp nước ngoài ở Anh cũng sớm rời đi vì lo ngại thuế tăng sau Brexit.
Nước Anh đang chứng kiến một cuộc bỏ chạy của các doanh nghiệp nước ngoài trong bối cảnh cuộc ly hôn sắp diễn ra mà không có thỏa thuận.
![]() |
Sony là một trong số các công ty tháo chạy khỏi Anh trước Brexit. |
Sony và Panasonic là hai trong số những tên tuổi lớn đang phải tháo chạy khỏi Anh để tiếp cận thị trường Liên minh châu Âu (EU) vì mối lo sợ Brexit.
Người phát ngôn tập đoàn Sony, ông Takashi Iida ngày 23/1 cho biết người khổng lồ điện tử Nhật Bản sẽ chuyển trụ sở chính tại Anh tới Hà Lan nhằm tránh các vấn đề về hải quan có thể phát sinh sau Brexit. Kế hoạch này được dự kiến thực hiện trước cuối tháng 3 năm nay.
Tờ Independent cho hay trên 250 công ty tại Anh đang nộp hồ sơ lên Chính phủ Hà Lan đề nghị chuyển hoạt động tới nước này vì lo ngại rắc rối Brexit.
Hà Lan đang là một trong số các điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp nước ngoài muốn rời Anh để đến châu Âu. Các cơ quan chức năng phụ trách thương mại và đầu tư thuộc Chính phủ Hà Lan hiện rất bận rộn xử lý yêu cầu từ những công ty quan tâm đến việc tiếp cận thị trường EU.
Trước Sony, năm ngoái tập đoàn Panasonic của Nhật Bản cũng thông báo sẽ chuyển hoạt động tới Amsterdam; công ty vận chuyển đường biển P&O có lịch sử 182 năm hoạt động tại Anh tuyên bố sẽ đăng ký toàn hộ đội phà hoạt động ngang eo biển Anh treo cờ Cyprus; Giám đốc điều hành thương hiệu xe sang Bentley cũng cho hay họ đang tích trữ các linh kiện và mô tả Brexit là "sát thủ" đe dọa lợi nhuận của công ty này.
Hà Lan có thể đã chuẩn bị cho Brexit còn tốt hơn cả nước Anh. Họ đưa ra nhiều kế hoạch đào tạo thêm 1.000 nhân viên hải quan để đối phó với những phát sinh tiềm tàng có thể xảy ra khi Anh chính thức rút khỏi EU.
Hà Lan không chỉ là quốc gia châu Âu hưởng lợi từ Brexit không thỏa thuận. Dublin, Paris, Luxembourg và Frankfurt là những điểm đến hấp dẫn được giới đầu tư lựa chọn.
Không chỉ mất đi lượng lớn các doanh nghiệp tư nhân, nước Anh còn “mất” một cơ quan quan trọng của EU về tay Amsterdam, đó là Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA).
![]() |
Anh đã trở thành nơi bất ổn cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ. |
Các doanh nghiệp nhỏ của Anh còn chưa từng nghĩ tới việc Brexit sẽ xảy ra và tác động đến họ thế nào.
Nhiều cửa hàng thực phẩm ở Anh phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu từ EU và nếu Brexit xảy ra, thuế hải quan tăng lên, công việc của họ sẽ ảnh hưởng rất nhiều.
Các doanh nghiệp lớn còn chịu thiệt hại hơn lớn hơn. Theo thống kê mới nhất từ Ford, thuế quan và đồng Bảng Anh mất giá do kịch bản không thỏa thuận có thể khiến tập đoàn này mất từ 800 triệu đến 1 tỷ USD trong năm nay. Còn Airbus khẳng định, việc dịch chuyển nhà máy khỏi Anh trong dài hạn là điều khó tránh khỏi.
Trong các phát biểu mới đây, Ngân hàng Trung ương Anh BOE cũng thừa nhận giới doanh nghiệp nước này rất thiếu sự chuẩn bị cho kịch bản không thỏa thuận. Trong khi kịch bản này vẫn đang được chuẩn bị, việc đột ngột chuyển đổi từ tự do trao đổi sang chịu các kiểm tra và thuế quan sẽ là một thách thức lớn với giới doanh nghiệp
Cho tới nay, Thủ tướng Anh Theresa vẫn chưa tìm được lối thoát cho thỏa thuận Brexit.
![]() |
Bà Theresa May không chấp nhận thay đổi kết quả trưng cầu dân ý, chật vật với thỏa thuận Brexit. |
Theo các quy định của EU về việc một quốc gia thành viên rời khỏi khối, Anh sẽ rời khỏi EU vào ngày 29/3 tới mà không có thỏa thuận nào nếu quốc hội nước này không thông qua một thỏa thuận với EU hoặc Anh sẽ phải hủy bỏ Điều 50, chọn ở lại lâu dài với EU.
Như vậy, có 2 phương án để không dẫn tới kết cục thảm họa Brexit không thỏa thuận: bỏ phiếu thông qua một thỏa thuận, đặc biệt là thỏa thuận Brexit đã được bà và giới chức EU nhất trí hoặc hủy bỏ Điều khoản 50, thay đổi kết quả trưng cầu ý dân. Tuy nhiên, Thủ tướng May nhấn mạnh việc thay đổi kết quả trưng cầu ý dân là một sự sai lầm.
Sơn Dương
-
Tương lai Brexit mù mịt, ghế Thủ tướng Anh lung lay?
Thứ Sáu, 16/11/2018 08:08
-
Brexit thất bại: "Cay đắng" của EU và kịch bản 14 ngày
Thứ Tư, 16/01/2019 13:36
-
Mỹ phản đối dự luật đánh thuế công nghệ của Úc
Thứ Ba, 19/01/2021 16:07
-
Người Ấn nhắc chuyện “thỉnh kinh” của Trung Quốc
Thứ Ba, 19/01/2021 16:24
-
Navalny kêu gọi người Nga xuống đường biểu tình
Thứ Ba, 19/01/2021 13:33
-
Đức chưa nguôi kỳ vọng cứu Nord Stream-2 khỏi nanh vuốt Mỹ
Thứ Ba, 19/01/2021 10:36
-
Bắt giữ Navalny: Mỹ-EU đồng thanh, Nga nhẹ nhàng lạnh giọng
Thứ Ba, 19/01/2021 18:05
-
Iran tuyên bố nghiền nát kẻ thù khi B-52H xuất hiện
Thứ Ba, 19/01/2021 15:32
-
8X xinh đẹp cầm đầu đường dây lô đề lớn là ai?
Thứ Ba, 19/01/2021 17:59
-
Xịt sơn, đập vỡ kính ôtô dưới khu đô thị: Lời thật...
Thứ Ba, 19/01/2021 13:34
-
Giáng đòn trực diện Fortuna, Mỹ quyết cản Nord Stream 2
Thứ Ba, 19/01/2021 13:31
-
Ba bố con tử vong: Chuẩn bị từ trước
Thứ Ba, 19/01/2021 13:37
-
Nội loạn chưa dứt, Mỹ đổ tại...
Chủ Nhật, 17/01/2021 13:47
-
Navalny bị bắt ngay tại sân bay, EU phản đối
Thứ Hai, 18/01/2021 09:32
-
Tiêm kích F-35 đối diện nguy cơ bị "khai tử" sớm
Thứ Hai, 18/01/2021 13:51
-
Tại sao Nga quyết rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở?
Chủ Nhật, 17/01/2021 06:48
-
Thầy giáo viết giấy mời họp lạ: 'Đừng làm con tổn thương'
Chủ Nhật, 17/01/2021 08:00
Bình luận
Xem thêm