Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối
Thứ Bảy, 11/05/2019 08:08
(Góc nhìn văn hóa) - Nhà thơ Phan Hoàng với trường ca Bước gió truyền kỳ vừa được UBND TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II.
Kể cả khi trái tim lạc nhịp đánh vật xứ người/ trả lãi từng đồng đô la nhan sắc…thì Mẹ đã xuất hiện trước đó trong nỗi day dứt khôn nguôi (Tôi đang ở đâu mảnh vườn trĩu nặng lời ru của mẹ?/…Dòng sông bị bắn trọng thương/ bởi những viên đạn bọc đường lén lút/ Tôi đang ở đâu tái tim thôn nữ rụt rè/ bước khỏi cổng làng …Cây bút vô cảm trước thân phận dân nghèo, im lặng… [Tôi đang ở đâu? tr 91].
Cả khi bàng hoàng nhận tin nhắn của bạn Phan Hoang oi, me toi mat luc 3h24p thì mẹ như cánh chim đêm/ mãi mãi hóa thân vào Châu Thổ… tôi bàng hoàng lội ngược gió sông Ba [Níu lòng sông Đáy, tr 94]. Mẹ là máu thịt của con (Mỗi nụ cười của con/ một nụ tầm xuân/ từ máu thịt mẹ cha nở ra xanh biếc…tỏa hy vọng những chân trời) – [Nụ tầm xuân 231, tr 231].
Khi bộn bề công việc thì mẹ cũng là bến bờ bình yên khiến con muốn bỏ tất cả để trở về (Gục đầu lên máy vi tính/ tôi thèm đứt ruột / được làm ngọn gió không đồng phục/ không điện thoại/ không iternet/ bay về mái tranh vách đất của mẹ/ cởi trần lăn lóc tắm mưa…hóa con sáo sậu bước thấp bước cao/ bập bẹ nói cười …cậc cậc cậc…) - [Thèm làm ngọn gió tự do, tr 99].
Đến trường ca Bước gió truyền kỳ, mẹ vẫn không thôi ám ảnh trong ký ức tác giả. (Người lên đầu non/ người xuôi cuối bể/ xác hóa mây bay hồn về đất mẹ…[Những ngọn gió vô danh – tr 17].
Mẹ xuất hiện khi tuổi thơ ta hồn nhiên bao câu hỏi, trong xanh như mắt sương mai (Những câu hỏi ngây ngô như ngọn gió ngây ngô bay khắp nhà bay khắp vườn bay khắp cánh đồng mênh mông đêm đông vắng mẹ - [Gió mở đường bay - 21]. Mẹ bao dung bên cạnh dáng cha hiên ngang thách thức đại dương, thách thức những cơn giông lịch sử.
Mẹ gắn với thăng trầm buồn vui của lòng đại dương khó đoán (Mênh mang đôi bờ cát dài độ lượng / gió say bầu rượu dân ca, sông Ba/ bao dung tấm lòng của mẹ/ mỗi cây lúa nghĩa tình/ nuôi cả lũ kiến chòm ong… [Gió tiếp sức mơ – 21]. Mẹ mang sự sống cho những miền hoang vắng (Gió dâng lên chín khúc hóa rồng cuồn cuộn ước mơ… gió dâng lên bao xóm làng trù phú như bầu sữa mẹ mới sinh con) – [Gió khẩn hoang – tr 46].
Mẹ là hình ảnh của lịch sử vọng lại (tiết kiệm sông máu núi xương đại dương nước mắt…/mừng những bà mẹ trong cơn đau hạnh phúc sinh nở không còn) [Gió dựng thành lũy biên cương – tr 59].
Mẹ như biểu tượng của sinh mệnh tổ tiên (Cỏ hoa giấu nước mắt/ những con đường giấu kín biệt ly…nỗi đau hơn biển không nước/ nỗi đau mới tượng hình bụng mẹ đã đau/ trồi lên trên thân thể hấp hối chính mình/ hoa trái nhân hậu bao dung như nếp nhăn vầng trán mẹ - [Những cơn vượt thoát sinh tồn vĩ đại – tr 81). Mẹ song hành bên cạnh những nhân vật anh hùng nổi danh, những con người vô danh.
Họ đều phải gánh chịu hằng hà những hy sinh mất mát, đớn đau trong các cuộc chiến: “bao bà mẹ tim ngừng đập vẫn mở mắt đợi con/ bao người vợ úp mặt chờ chồng lửa lòng đông cứng” …bình thản trước nỗi lòng ta/gió biển tuổi thơ dang rộng vòng tay từ mẫu [Gió tiếp sức ước mơ – tr 43]. …Mẹ như thế …cũng là chứng tích sinh động, khủng khiếp của chiến tranh để lại ngàn đời, cho con, cho hậu thế! Mẹ đã cùng hóa thân trong hành trình ngược lối thơ con!
Phan Hoàng đã làm thơ theo lối vận dụng kết hợp cách viết của kí hiệu học nghệ thuật và lịch sử, hiện tượng luận và chủ nghĩa trực giác. Mặc dù đôi lúc các tầng tầng biểu tượng kí hiệu xuất hiện quá dày đặc, thiên về tính kể, sự chuyển mạch cảm xúc, chuyển cấu trúc câu đột ngột khiến cho người đọc mệt mỏi, mất phương hướng, muốn bỏ cuộc nhưng mỗi tác phẩm của anh đều có một kết cấu sáng tạo trong từng yếu tố chi tiết nghệ thuật riêng biệt.
Một số đoạn thơ lặp cấu trúc liên tục, thiên về cách liệt kê nhân vật, sự kiện và địa điểm… đã tạo ra áp lực ngôn từ cho người đọc nhưng nhiều hình ảnh lạ hóa trong thơ được diễn đạt bằng các thủ pháp nghệ thuật khá phong phú khẳng định thêm phong cách đặc trưng của thơ Phan Hoàng.
Cách viết của anh khiến người đọc nhận ra anh đã viết cho họ, đã dành cho họ một sự trải nghiệm sáng tạo nghệ thuật, một khoảng lặng để nghiệm lại bản thân mình. Nhiều câu thơ đột phá cấu trúc có khả năng khuyến khích người đọc tìm cách giải phóng những kìm hãm của truyền thống từng gắn bó với thơ Việt như là bộ da của thân thể con người.
Thơ Phan Hoàng vì vậy như một chiếc áo mới cách tân, khá hấp dẫn đã được khoác vào đúng đối tượng. Làm thơ, với anh như là quá trình thông diễn bản thể, là cách tìm lối đi riêng của một thi sĩ có khả năng chịu đựng “nắng gió” để đóng góp sức mình vào quá trình kiến tạo xã hội phát triển đúng nghĩa, theo cách riêng của thơ.
TS. Mai Thị Liên Giang-
Nhà thơ Phan Hoàng nhận giải thưởng với Bước gió truyền kỳ
Thứ Ba, 23/04/2019 18:56
-
Kết vụ mỹ nhân hạng A thuê mang thai, bỏ rơi con
Thứ Năm, 21/01/2021 07:45
-
Hotgirl Thái siêu vòng một đẹp chao đảo làng giải trí
Thứ Tư, 20/01/2021 11:04
-
Vẻ gợi cảm của người đẹp Việt lấy tỷ phú Mỹ
Thứ Hai, 18/01/2021 18:38
-
Bị chê nhạt nhẽo, Ngọc Trinh đổi bài khoe thân cách mới
Thứ Hai, 18/01/2021 15:47
-
Sau ồn ào khóc nức nở, Nhã Phương 'gỡ gạc' hình ảnh?
Chủ Nhật, 17/01/2021 13:59
-
Dệt may, da giày... sẽ dịch chuyển khỏi TQ lớn nhất?
Thứ Năm, 21/01/2021 10:39
-
Thêm chuyên gia cảnh báo Ukraine vỡ nợ
Thứ Năm, 21/01/2021 08:50
-
Hiệu trưởng dọa mang xăng 'xử' Trưởng phòng: Đã sửa lỗi
Thứ Năm, 21/01/2021 07:31
-
Báo Mỹ nói lại vụ UAV xâm nhập căn cứ Andersen
Thứ Năm, 21/01/2021 07:29
-
Tài xế kéo lê nạn nhân 60km: Đang dần sáng tỏ
Thứ Năm, 21/01/2021 07:34
-
Chi cục trưởng túm áo cảnh sát giao thông: “Mày tuổi gì"?
Thứ Tư, 20/01/2021 13:37
-
Nga: Mỹ tự do ngôn luận hay tự do cấm ngôn luận?
Thứ Tư, 20/01/2021 07:05
-
Bạo loạn trên đồi Capitol: Mỹ tìm dấu vân tay Nga...
Thứ Ba, 19/01/2021 07:31
-
Navalny kêu gọi người Nga xuống đường biểu tình
Thứ Ba, 19/01/2021 13:33
-
Vaccine Nga hiệu quả 100%, Na Uy nhận xét về vaccine Pfizer
Thứ Tư, 20/01/2021 07:51
Bình luận
Xem thêm